• :
  • :
LLVT THỪA THIÊN HUẾ ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - LLVT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỰC HIỆN TỐT CUỘC VẬN ĐỘNG " PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, CỐNG HIẾN TÀI NĂNG, XỨNG DANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ"
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đổi mới công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trong tiến trình hội nhập và phát triển, đổi mới giáo dục, đào tạo đang diễn ra mạnh mẽ, giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) không ngoài xu thế chung đó. Ngoài việc nâng cao dân trí, góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng, hình thành ý thức quốc phòng, nâng cao trách nhiệm công dân với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, rèn luyện những kỹ năng quân sự cần thiết; giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, xây dựng ý thức tổ chức kỉ luật, nếp sống tập thể... cho sinh viên đáp ứng yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Nâng cao chất lượng dạy học GDQP&AN trong từng bài giảng, ở mỗi giảng viên chứ không phải ở các Hội nghị, Hội thảo là yêu cầu cấp bách hiện nay; GDQP&AN là nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bồi dưỡng cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học quân sự (cả lý thuyết và thực hành) khi cần có thể hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, đào tạo được hàng vạn sĩ quan dự bị, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu xây dựng, chiến đấu của lực lượng vũ trang trong mọi tình huống. Làm sao để sinh viên không cảm thấy “vì có trong chương trình nên phải học” đã, đang là vấn đề rất khó khăn, điều trăn trở của mỗi giảng viên bộ môn này - mặc dầu ai cũng thấy mình đã cố gắng hết sức.

Vẫn biết, giảng dạy là một công trình tổng hoà của nhiều ngành khoa học và nghệ thuật khác nhau, phải có phương pháp thích hợp để truyền thụ cho sinh viên một lượng thông tin cần và đủ; Nhận thức rõ điều này, thời gian qua, Trung tâm Giáo dục quốc phòng  và an ninh Đại học Huế đã có nhiều giải pháp đồng bộ, đột phá, từ đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình...gắn với đổi mới phương pháp giảng dạy, đến tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật...để đạt hiệu quả cao nhất trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tạo hứng thú cho sinh viên khi tiếp cận với môn học GDQP&AN.

Sinh viên Trung tâm GDQP&AN - Đại học Huế học tập trên giảng đường

 

Trước hết, mỗi giảng viên giáo dục quốc phòng an ninh phải nắm chắc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác GDQP&AN để truyền đạt cho sinh viên

V vị trí, vai trò của quốc phòng, an ninh, Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt. Đây là quan điểm nhất quán của Đảng ta, tạo cơ sở quan trọng cho Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị, toàn dân và toàn quân quán triệt và thực hiện. Đồng thời, Đại hội XIII của Đảng cũng xác định: “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”. Phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục là nhiệm vụ trung tâm, được ưu tiên, nhưng không coi nhẹ nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, bởi vì củng cố quốc phòng, an ninh là cơ sở trực tiếp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; ngược lại, kinh tế - xã hội phát triển, tiềm lực đất nước ngày càng vững mạnh sẽ là “phương thức hữu hiệu” để tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Với yêu cầu này đòi hỏi các giảng viên Bộ môn phải được đào tạo bài bản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thứ hai, đổi mới nội dung chương trình GDQP&AN. Ngoài Chương trình GDQP&AN chung, GDQP&AN cho sinh viên phải phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Chương trình hiện nay, đi sâu về kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu bộ binh, để phù hợp với chiến tranh hiện đại, nên xây dựng chương trình theo phân nhóm các lĩnh vực đào tạo: kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn... tương ứng với lĩnh vực, chuyên môn hoạt động của các quân binh chủng, binh chủng hợp thành trong Quân đội và phù hợp với sự phát triển của khoa học, nghệ thuật quân sự, tiến trình hiện đại hóa Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong tình hình mới. Sinh viên khối khoa học xã hội và nhân văn nên học sâu về công tác Đảng, công tác chính trị của quân đội và công an; Sinh viên khối các ngành kỹ thuật nên học chương trình tương ứng với các quân, binh chủng của quân đội; Sinh viên học chuyên ngành thể chất sẽ được đào tạo chương trình binh chủng hợp thành và chuyên ngành phù hợp với giáo dục thể chất (trinh sát, đặc nhiệm); Sinh viên nông lâm hay y, dược sẽ được học sâu về các ngành hậu cần của quân đội và công an...Chương trình mới sẽ tạo cho người học GDQP&AN trong hoàn cảnh cụ thể sẽ tự nguyện phục vụ trong lực lượng quân đội và công an để trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, khi chiến tranh xảy ra, sinh viên được huấn luyện GDQP&AN sẽ là nguồn dự trữ dồi dào cho các quân binh chủng trong tác chiến hiện đại, chỉ cần huấn luyện trong thời gian ngắn sẽ tạo được lực lượng hùng hậu bổ sung cho quân đội chính quy trực tiếp chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.

Thứ ba, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt hiệu quả kiến thức tới sinh viên; Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học sẽ giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học. Đổi mới và hoàn thiện phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố, động lực để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục ở đại học, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục Đào tạo phải chuyển từ phương pháp giảng dạy thụ động: “Thầy đọc”, “trò chép” sang phương pháp giảng dạy tích cực chủ động sáng tạo theo hướng: phát huy trí lực của sinh viên, lấy sinh viên làm trung tâm (không phải “Thầy chiếu” “sinh viên chép”).

Sinh viên Trung tâm GDQP&AN - Đại học Huế học thực hành

 

Để sinh viên không “bị động”, luôn “bị dồn ép” ít tự nhận thức một cách rõ ràng, không dám tìm tòi suy nghĩ vì sợ: “sai quan điểm”; “sợ không đúng ý thầy” - cần đưa sinh viên vào những tình huống, với những câu hỏi “tại sao”; chứ không phải là những câu hỏi “như thế nào?”, buộc các em phải huy động những kiến thức tích hợp, bao gồm cả tri thức khoa học và vốn sống của bản thân một cách độc lập và sáng tạo để đề xuất giải thuyết giải quyết những vấn đề đưa ra. Kết hợp thuyết trình với sử dụng hình ảnh, âm thanh minh họa; Việc đối thoại giữa người dạy với người học được thực hiện dân chủ, theo hướng cởi mở, tích cực làm cho không khí lớp học luôn sôi nổi, lôi cuốn người học; Lấy người học (sinh viên) là trung tâm, người dạy (giáo viên) là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng GDQP&AN.

Thứ , chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giảng dạy môn GDQP&AN. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên GDQP&AN. Đây là nội dung trọng tâm, để đổi mới GDQP&AN. Làm tốt việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nhằm chuẩn hóa đội ngũ này, đa dạng các hình thức đào tạo giáo viên GDQP&AN như: đào tạo cử nhân hệ chính quy (4 năm), văn bằng 2 (từ 18 đến 24 tháng)... cần có chính sách cụ thể cho giảng viên cơ hữu, bảo đảm các chế độ, chính sách cho đội ngũ này để họ yên tâm công tác, tâm huyết, gắn bó với công việc. Với các sĩ quan biệt phái, để được trực tiếp giảng dạy, phải có một khoảng thời gian (ít nhất 1 năm) tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng của người thầy và hoàn thành quy trình công nhận giáo viên GDQP&AN, Lựa chọn những cán bộ, giáo viên có phẩm chất đạo đức, năng lực và trách nhiệm, cử đi bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ. Hằng năm đều tổ chức và cử giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi, coi đây là biện pháp quan trọng để bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực toàn diện cho đội ngũ giáo viên,

Thứ năm, tăng cường huy động các nguồn lực bảo đảm cơ sở, vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng thực hành là chính, đầu tư nguồn kinh phí cho môn học. Hiện nay, ngân sách bảo đảm cho công tác GDQP&AN cho sinh viên còn hạn hẹp, chưa tương xứng với vị trí của môn học và yêu cầu đòi hỏi. Vì vậy, để thiết thực đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quan trọng này, cần quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách được phân bổ; đồng thời, tích cực huy động các nguồn lực theo đúng quy định của pháp luật để đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị dạy học, nhất là hệ thống phòng học chuyên dùng, thao trường, bãi tập,... đáp ứng yêu cầu đặc thù của môn học.

Có thể khẳng định rằng, việc đổi mới môn học GDQP&AN có một vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục và nâng cao ý thức, phẩm chất đạo đức của con người đặc biệt là sinh viên – thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Trong điều kiện đất nước hội nhập và phát triển, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiểu biết về kiến thức quốc phòng an ninh là một nhiệm vụ thiết thực hơn bao giờ hết. Tóm lại, việc giảng dạy cho sinh viên những kiến thức về quốc phòng an ninh là một việc làm đúng đắn và rất có ý nghĩa. Nó sẽ giúp cho khối đại đoàn kết toàn dân và sức mạnh dân tộc không ngừng được củng cố và lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc tquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.                                                 

Bài và ảnh: Đại tá TRẦN VĂN BẢN

Phó Giám đốc Trung tâm GDQP&AN - Đại học Huế.

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thống kê truy cập
Hôm nay : 436
Hôm qua : 764
Tháng 04 : 18.679
Tháng trước : 26.473
Năm 2024 : 90.057
Năm trước : 319.267
Tổng số : 1.164.446