• :
  • :
LLVT THỪA THIÊN HUẾ ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - LLVT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỰC HIỆN TỐT CUỘC VẬN ĐỘNG " PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, CỐNG HIẾN TÀI NĂNG, XỨNG DANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ"
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (Đại học Huế)

Những năm qua, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh (QP&AN) cho sinh viên ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP&AN) Đại học Huế (ĐHH) đã đạt được những kết quả to lớn. Góp phần nâng cao nhận thức, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về (QP&AN) và những kỹ năng quân sự cần thiết, để sinh viên nhận thức đầy đủ hơn quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) cho sinh viên là 1 trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nhằm giáo dục cho sinh viên lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào tự tôn dân tộc, trang  bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quốc phòng và an ninh (QP&AN) và những kỹ năng quân sự cần thiết, để sinh viên nhận thức đầy đủ hơn quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị định 116/NĐ - CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về quốc phòng - an ninh chỉ rõ: “Giáo dục quốc phòng - an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục và đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể”. Thông tư Số: 40/2012/TT-BGDĐT 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã xác định: “Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học chính khóa, bắt buộc đối với học sinh các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp; sinh viên các trường cao đẳng, đại học; là một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân”.

Trong những năm qua, công tác giáo dục QP&AN cho sinh viên ở Trung tâm GDQP&AN Đại học Huế đã đạt được những kết quả to lớn. Trung tâm đã quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghị định của Chính phủ, thường xuyên bám sát sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng; Bộ giáo dục và đào tạo; Vụ Giáo dục QP&AN mà trực tiếp là của ĐHH, của Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế, để từ đó xây dựng nội dung, chương trình, gáo án, bài giảng đúng quy định, sát  tình hình thực tiễn địa bàn, địa phương, đơn vị. Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy môn học GDQP&AN cho sinh viên. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay (2015- 2020), Trung tâm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy được 48 khóa học với 45.597sinh viên, nhìn chung kết quả tương đối tốt, chất lượng các trường trên 97,5% đạt yêu cầu. Tổ chức các lớp Bồi dưỡng kiến thức QP và AN cho đối tượng 4 là cán bộ, viên chức lao động và giáo viên, giảng viên của ĐHH được 8 lớp với hơn 850 đối tượng

Bên cạnh đó, Trung tâm đã chủ động khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ cho dạy và học để luôn đảm bảo tốt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Sinh viên Đ HH ngoài nhiệm vụ được trang bị các kiến thức, kỹ năng quân sự, còn trực tiếp được rèn luyện, trải nghiệm trong môi trường quân sự. Đây là điều kiện, cơ sở quan trọng để sinh viên hình thành nhân cách, tính tổ chức, tính kỷ luật, đảm bảo phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên công tác GDQP& AN cho sinh viên ở Trung tâm vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thao trường, bãi tập nhất là các nội dung thực hành bắn súng. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ có mặt còn hạn chế, cơ cấu tổ chức chưa được kiện toàn đầy đủ đúng theo đề án vị trí việc làm. Mặt khác, đối tượng sinh viên ở Đ HH tuy là lực lượng hùng hậu, có sức khỏe, trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại nhưng do tuổi đời còn trẻ, hầu hết mới rời ghế nhà trường phổ thông, kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm thực tiễn còn ít… Do đó, không ít sinh viên đã và đang bị tác động to lớn bởi mặt trái của cơ chế thị trường, có những biểu hiện xuống cấp về lối sống, dễ bị kẻ xấu kích động, lôi kéo. Đồng thời nhận thức vị trí, vai trò về công tác GDQP&AN của một bộ phận sinh viên chưa đầy đủ dẫn đến động cơ, trách nhiệm trong học tập chưa cao.

Ban chấp hành Đảng bộ Trung tâm GDQP và AN nhiệm kỳ 2020-2025

Từ những thực trạng trên, để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác GDQP&AN cho sinh viên tại Trung tâm GDQP&AN ĐHH, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác này, góp phần thực hiện có hiệu quả Luật giáo dục QP&AN đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, giải pháp trong đó cần chú trọng thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau:

 Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên của Trung tâm. Đây vừa là mục tiêu, vừa là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng giảng dạy môn học GDQP&AN ở Trung tâm cả trước mắt và lâu dài. Trên cơ sở Luật GDQP&AN số: 30/2013/QH13 được Quốc Hội thông qua ngày 19/6/2013. Trung tâm cần chủ động xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, biên chế đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ là giáo viên, giảng viên, phù hợp với tình hình thực tiễn của Trung tâm và của Đ HH. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, cùng với tăng cường tuyển chọn, kiểm soát chất lượng nguồn đầu vào và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trung tâm căn cứ vào tình hình thực tiễn, đặc thù hoạt động của mình, chủ động xây dựng hệ thống những kỹ năng sư phạm cần thiết, như: thiết kế bài giảng, tổ chức điều khiển, định hướng hoạt động, giải quyết các tình huống sư phạm,… và tiến hành tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên. Mặt khác, tăng cường hoạt động phương pháp, duy trì dự giờ, bình giảng, hội thi, hội thao, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy. Hằng năm, Trung tâm cần tổ chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi, cán bộ quản lý giỏi, xác định đây là một hướng quan trọng để bồi dưỡng, nâng cao năng lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên. Để đạt hiệu quả cao, trên cơ sở nội dung quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ GDQP&AN, Trung tâm chủ động điều chỉnh nội dung thi cho phù hợp, hướng mục tiêu vào nâng cao trình độ tổng hợp, năng lực và phương pháp, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên. Bên cạnh đó, Trung tâm cần chủ động liên kết với các khoa, bộ môn của các trường đại học thành viên, nhất là Khoa chính trị, Khoa lịch sử của Đại học Sư phạm Đ HH để tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên; đồng thời, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, giảng viên học tập, nghiên cứu cập nhật những kiến thức, thông tin mới về QP&AN để không ngừng nâng cao trình độ. Cùng với đó, cơ quan chức năng cần tham mưu, đề xuất, xây dựng và trình phê duyệt, ban hành các cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp để đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên tại Trung tâm yên tâm, gắn bó với công việc.

 Hai là, đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng dạy - học Do tính đặc thù môn học GDQP&AN thường “khô khan”, người học dễ nhàm chán; bởi vậy, cùng với việc cập nhật kịp thời, bổ sung sự phát triển mới của nhiệm vụ QP&AN, bảo vệ Tổ quốc vào nội dung giảng dạy, Trung tâm cần đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, gắn với đổi phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá cho giáo viên,  giảng viên, phương pháp học của sinh viên theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đối tượng  và sự phát triển của nhiệm vụ QP&AN. Trên cơ sở chương trình quy định, từng giảng viên cần đề cao trách nhiệm, tích cực, chủ động nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung nội dung (học phần, chuyên đề) GDQP&AN cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, địa bàn cơ sở; trong đó, tập trung cả phần kiến thức QP&AN (lý thuyết) và kỹ năng quân sự (thực hành). Cụ thể cần tập trung vào các chuyên đề: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; Kết hợp kinh tế với quốc phòng; Phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đỗ; Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Về dân tộc, tôn giáo; Chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Đây là những chuyên đề mà nội dung của nó đã có sự phát triển mới trong thời gian qua. Trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung về nội dung, cần điều chỉnh cơ cấu thời gian của các học phần cho hợp lý, nhưng không được rút ngắn tổng thời gian của chương trình quy định; trong đó, chú trọng tăng thời gian đối với những chuyên đề, nội dung trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, cần hết sức tránh việc lợi dụng “đổi mới” nội dung, chương trình để cho sinh viên “học tủ” một số nội dung kỹ năng quân sự và kiến thức QP&AN để đối phó với công tác kiểm tra, thanh tra, hoặc lấy “thành tích” trong các cuộc thi, kiểm tra, đánh giá kết quả. Bên cạnh đổi mới nội dung, chương trình cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính sáng tạo, tích cực của người học. Theo đó, trước hết cần nâng cao chất lượng soạn giáo án, ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu, trao đổi, cập nhật, khai thác thông tin, tư liệu trong biên soạn giáo án điện tử, mô phỏng các tình huống chiến đấu, động tác kỹ thuật, chiến thuật bộ binh,  đưa những hình ảnh, thông tin mới về hoạt động QP&AN vào bài giảng, tạo sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người học qua từng chuyên đề. Mặt khác, trong quá trình lên lớp, giảng viên cần sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, huấn luyện, tích hợp hóa các phương pháp dạy - học trong cùng một bài giảng; khắc phục lối truyền thụ một chiều theo kiểu độc thoại, tăng tính đối thoại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, rèn luyện cho sinh viên năng lực tư duy, vận dụng kiến thức vào thực hành và thông qua thực hành để tiếp thu kiến thức lý thuyết. Trung tâm cần xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa trong thời gian sinh viên học tập tại Trung tâm, như: tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, nói chuyện truyền thống, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao và tham gia các hoạt động xã hội,... giúp sinh viên tiếp thu kiến thức từ thực tế, gắn học đi đôi với hành, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học giáo dục quốc phòng - an ninh. Đồng thời đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị dạy - học  tại Trung tâm.

 Ba là, chủ động phát huy vai trò tích cực, tự giác của sinh viên trong quá trình tham gia học tập môn GDQP&AN Đây là giải pháp có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác GDQP&AN cho sinh viên hiện nay. Bởi vì, sinh viên là chủ thể của quá trình nhận thức, trực tiếp lĩnh hội, chuyển hoá tri thức chính trị, quân sự, quốc phòng thành nhận thức, tình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm thực hiện nhiệm vụ. Để phát huy tốt vai trò, tính tích cực tự giác của sinh viên, các tổ chức, lực lượng giáo dục cần phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, làm cho sinh viên hiểu rõ vị trí, vai trò của GDQP&AN trong sự xây dựng và bảo vệ tổ quốc; tiến hành động viên khen thưởng kịp thời, tạo khí thế và động cơ thi đua học tập, rèn luyện tích cực, khơi dậy tinh thần ham học, phát huy tối đa tính tích cực, tự giác học tập, rèn luyện của sinh viên, qua đó hạn chế được những tiêu cực, thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức QP&AN của họ. Không ngừng nâng cao trình độ kiến thức quân sự và năng lực hoạt động quốc phòng, tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ công tác của mình. Bên cạnh đó, Trung tâm cần chủ động và duy trì việc thực hiện thu thập thông tin phản hồi từ người học và các đơn vị liên kết đào tạo để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh các hoạt động của Trung tâm để công tác GDQP&AN cho sinh viên ngày càng đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tóm lại, nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN cho sinh viên ở Trung tâm GDQP&AN Đ HH hiện nay là yêu cầu khách quan và có một vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục và nâng cao ý thức, phẩm chất đạo đức cho sinh viên - thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Trong điều kiện đất nước hội nhập và phát triển, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiểu biết về kiến thức QP&AN là một nhiệm vụ thiết thực hơn bao giờ hết. Nó sẽ giúp cho khối đại đoàn kết toàn dân và sức mạnh dân tộc không ngừng được củng cố và lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.

                                                                    Đại tá: Lê Kim Anh

                             Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Trung tâm GDQP&AN

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thống kê truy cập
Hôm nay : 200
Hôm qua : 764
Tháng 04 : 18.443
Tháng trước : 26.473
Năm 2024 : 89.821
Năm trước : 319.267
Tổng số : 1.164.210