• :
  • :
LLVT THỪA THIÊN HUẾ ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - LLVT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỰC HIỆN TỐT CUỘC VẬN ĐỘNG " PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, CỐNG HIẾN TÀI NĂNG, XỨNG DANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ"
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lời cảm ơn từ trái tim - Cảm ơn những người lính Bác Hồ

   Tôi còn nhớ mãi những ngày còn nhỏ khi được mẹ và bà ngoại dạy bài thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa” rồi bài hát “Em thích làm chú bộ đội, bước một hai chân bước một hai. Em thích làm chú bộ đội, bước một hai vác súng trên vai”. Trong tâm trí non nớt của tôi hiện lên hình ảnh chú bộ đội thật oai phong và thật đáng tự hào. Mặc dù lúc ấy, chưa thể hình dung ra được hình ảnh của chú bộ đội như thế nào, trang phục ra sao nhưng tôi vẫn luôn ao ước có một ngày sẽ được gặp các chú một lần.

Tôi còn nhớ mãi những ngày còn nhỏ khi được mẹ và bà ngoại dạy bài thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa” rồi bài hát “Em thích làm chú bộ đội, bước một hai chân bước một hai. Em thích làm chú bộ đội, bước một hai vác súng trên vai”. Trong tâm trí non nớt của tôi hiện lên hình ảnh chú bộ đội thật oai phong và thật đáng tự hào. Mặc dù lúc ấy, chưa thể hình dung ra được hình ảnh của chú bộ đội như thế nào, trang phục ra sao nhưng tôi vẫn luôn ao ước có một ngày sẽ được gặp các chú một lần.

Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh vận chuyển giường sắt chuẩn bị kích hoạt Khu cách ly điệu trị người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng (Ảnh sưu tầm)

Rồi đến một ngày, tôi nhớ khi đó tôi chỉ mới là một cô bé lên năm, lần đầu tiên trong đời, tôi thấy các chú bộ đội trong chuyến hành quân vào địa bàn Phú Sơn quê tôi. Tôi cùng bọn trẻ trong xóm ríu rít chạy theo sau,  nhìn các chú đi hành quân trong bộ quân phục, đầu đội mũ có ngôi sao vàng thật hào hùng biết bao. Và càng vui mừng hơn khi nhà tôi là địa điểm mà các chú xin ở nhờ. Quãng thời gian thật sự đã trở thành những ký ức không thể nào quên đối với tôi. Đó là khi tôi được gặp chú bộ đội giữa đời thường chứ không phải qua bài thơ, bài hát mẹ dạy hôm nào. Được các chú cỏng trên lưng, được nghe các chú đánh đàn và ca hát, được nghe các chú kể về cuộc sống của chú bộ đội thời chiến tranh và thời bình, được xem các chú thực hiện điều lệnh, tôi cảm thấy càng yêu quý các chú hơn với tên gọi "Bộ đội cụ Hồ".

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh hải quân Việt Nam (Ảnh sưu tầm)

Đây là tên gọi, là danh hiệu bình dị, gần gũi mà cao quý được nhân dân dành cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội. Danh hiệu và phẩm chất đặc biệt đó được xây đắp nên trước hết từ tinh thần chiến đấu dũng cảm, không quản ngại hy sinh, gian khổ của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ và sự giáo dục rèn luyện của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng sự yêu thương đùm bọc của Nhân dân. Đồng thời được lưu giữ, kế thừa, không ngừng phát triển qua thực tiễn đấu tranh cách mạng.  Phẩm chất bộ đội cụ Hồ mang bản chất của quân đội ta, nó được thể hiện sâu sắc qua lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Quân đội nhân dân Việt Nam đó là: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào củng hoàn thành, khó khăn nào củng vượt qua, kẻ thù nào củng đánh thắng”.

Trải qua biết bao cuộc trường kỳ kháng chiến, trong thời chiến lẫn thời bình, mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông, mỗi xóm làng đều sáng ngời chiến công của anh bộ đội cụ Hồ. Trên khắp vùng miền đất nước nơi đâu cũng có bóng dáng của các anh, máu các anh đã nhuộm đỏ những dòng sông …để đánh đổi nền hòa bình, độc lập, tự do và ấm no cho dân tộc.

 
 
Bộ đội giúp dân phòng chống bão, lũ (Ảnh sưu tầm)

Để rồi năm tháng cứ trôi qua, nhưng hình ảnh chú bộ đội đánh giặc được biết qua những vần thơ, những câu hát mãi khắc ghi trong tâm trí tôi. Nếu như trong thời chiến, có rất nhiều tấm gương sáng ngời về sự hy sinh. Họ đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Những hình ảnh ấy đã viết nên những vầng thơ, những bài hát thật xúc động và đẹp biết nhường nào. Thì trong thời bình, phẩm chất đó vẫn tiếp tục được phát huy, tạo nên những ấn tường tốt đẹp trong lòng nhân dân.

Là một cô giáo mầm non, từ công việc hằng ngày của mình, tôi luôn giáo dục các cháu thông qua bài thơ, bài hát về chú bộ đội để cho các cháu làm quen và biết được công việc của các chú, quân phục của các chú và cả những phẩm chất cao đẹp của bộ đội cụ Hồ. Từ đó tạo động lực để giáo dục tình yêu, lòng mến phục của các cháu đối với chú bộ đội, giúp trẻ biết ơn và trân trọng những gì các chú đã cống hiến để ngày hôm nay các cháu được đến trường, được sống trong ấm no, hạnh phúc.

 
Bộ đội biên phòng chống dịch trên tuyến biên giới (Ảnh sưu tầm)

Trên cương vị là một cán bộ quản lý trường mầm non tôi càng nhận thức rõ hơn về vai trò và vị trí của mình trong việc giáo dục thế hệ trẻ về tình yêu thương, lòng biết ơn đối với những người lính đã hy sinh, quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc cả trong thời chiến lẫn thời bình. Giáo dục tình yêu thương của các cháu đối với chú bộ đội để từ đó hình thành trong trẻ có ước muốn làm chú bộ đội tiếp nối truyền thống của cha anh.

Bởi lẽ, từ trong chiến tranh cho đến thời bình hôm nay, phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ vẫn sáng mãi, đó là chất thép được tô luyện từ sự giáo dục của Đảng và bác Hồ, của quân đội và của nhân dân. “Trung với Đảng, hiếu với dân” vẫn mãi là lời thề muôn đời của người lính. Những hình ảnh mang giá trị cao đẹp của bộ đội cụ Hồ không kể hết: Biên giới phía Bắc, phía Nam, hay đảo Trường Sa, Hoàng Sa, cả trong thiên tai, dịch bệnh, trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, người bộ đội cụ Hồ luôn tiên phong đi đầu, gương mẫu, bất chấp cả hiểm nguy. 

Mỗi con người chúng ta, ai cũng biết khóc, biết cười, ai cũng biết đến những thành công và ai cũng trải qua nhiều thất bại, nhưng có mấy ai biết được sự hy sinh thầm lặng của những người đã cho chúng ta cuộc sống bình yên hôm nay. Khi con người ta, ai cũng lo toan để mưu cầu danh lợi, tiền tài thì chẳng mấy ai nghĩ đến ngoài kia lại có những chiến sĩ hy sinh thầm lặng để bảo vệ bình yên cho Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống ấm no cho nhân dân.

Bộ đội để tang người thân nơi tuyến đầu chống dịch (Ảnh sưu tầm)

Và cứ thế, theo thời gian hình ảnh về chú bộ đội trong thực tế thật đẹp, thật hào hùng và mang đậm phẩm chất người  lính cách mạng. Thời chiến, các anh ra đi đánh đổi mạng sống để giành lấy độc lập, tự do cho muôn dân đó là một vinh hạnh lớn. Họ chiến đấu thật quả cảm, đoàn kết một lòng, sẵn sàng làm bất cứ nhiệm vụ gì khi đất nước cần. Ngày nay, khi đất nước đã hoàn toàn độc lập, mọi người dân có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc thì hình ảnh chú bộ đội ấy vẫn xông pha trên mọi mặt trận, các chú hy sinh thầm lặng mà có mấy ai hiểu được sự hy sinh thầm lặng ấy.

Có thể nói, tình yêu Tổ quốc đồng nghĩa với trách nhiệm công dân của  của mỗi con người trước số phận của dân tộc, của đất nước mình. Có lẽ vì thế mà những người lính ngày nay cũng được xem như là những chiến sĩ anh hùng, bởi vì họ sinh ra trên mảnh đất của một dân tộc anh hùng, thừa hưởng những truyền thống yêu nước và kinh nghiệm đấu tranh kiên cường của cha ông ta để lại. Để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, người lính họ phải hy sinh và đánh đổi rất nhiều. Có phải chăng  là lòng yêu nước thiết tha và nồng cháy của các anh. Để cho chúng ta có được cuộc sống trong hòa bình và tự do, tôi biết có rất nhiều người đã và đang hy sinh quyền lợi của bản thân để vì một lý tưởng vô cùng to lớn mà không ai có thể làm được.

 
  Hình ảnh những người lính đi chợ giúp dân (Ảnh sưu tầm)

Cảm phục, biết ơn và tự hào về các chú nhiều hơn qua sự việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở quần đảo Trường Sa năm 2014. Khi vòi rồng phun nước của Trung Quốc tấn công vẫn không làm nao núng ý chí quật cường của những chú lính hải quân Việt Nam, Kiểm ngư Việt Nam đã dũng cảm tự vệ bằng cách phun vòi rồng đáp trả. Cuối cùng Trung Quốc buộc phải di dời giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Rồi đến trận lũ lịch sử tháng 10 năm 2020 ở miền Trung. Sự ra đi của 13 Liệt sĩ ở Tiểu khu 67, 22 liệt sĩ ở Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337, Hướng Hóa, Quảng Trị là một minh chứng cho sự hy sinh thầm lặng của người lính cụ Hồ.

Trong công tác phòng chống dịch Covid-19 chúng ta lại tự hào hơn khi hình ảnh người lính lại xông pha trên mọi mặt trận, sẵn sàng vào rừng để nhường nơi ăn  chỗ ở cho người dân về cách ly, canh gác biên giới để phòng chống người nước ngoài nhập cư trái phép, rồi hình ảnh người lính cụ Hồ đi chợ giúp dân ở Thành phố Hồ Chí Minh…

                          

 

 

Những hình ảnh cuối cùng của 13 Liệt sĩ hy sinh tại Tiểu khu 67 (Ảnh sưu tầm)

Thật cao cả và đáng kính trọng biết bao, hình ảnh người lính là vậy đó, chỉ biết quên mình cho hết thảy, miễn sao đất nước được bình yên, cho muôn dân được ấm no, hạnh phúc.

Có bài hát mà tôi rất tâm đắc và xúc động: “Tổ quốc ơi chúng tôi đang thầm lặng, hiến thanh xuân cho đất nước yên bình. Ai còn nhớ Rào trăng ngày ấy, đồng đội tôi đã mãi mãi không về. Anh nằm đó giữa rừng sâu nước lạnh. Vợ nhìn con thơ mãi mãi đơn côi. Con xin lỗi mẹ ơi mẹ có biết, mẹ ra đi con vẫn ở tuyến đầu. Nén nhang này con khóc mẹ trên chốt, ngày bình yên con sẽ về ôm mẹ.”

Một lần nữa chúng tôi, một người công dân nước Việt Nam luôn thấu hiểu và cảm ơn sự hy sinh thầm lặng ấy. Xin được nói lên hai từ “Cảm ơn”. Cảm ơn  những người lính cụ Hồ. Cảm ơn vì tất cả./.

Bài viết: Cô giáo NGUYỄN THỊ BÒNG

(Hiệu trưởng trường Mầm non Phú Sơn)_


Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thống kê truy cập
Hôm nay : 138
Hôm qua : 697
Tháng 05 : 17.182
Tháng trước : 27.166
Năm 2024 : 115.726
Năm trước : 319.267
Tổng số : 1.190.115