Từ khóa: ngoại giao, “ngoại giao cây tre Việt Nam”, giáo dục quốc phòng – an ninh, học sinh, sinh viên.
Summary: After nearly 40 years of innovation, Vietnam's position and fortune are gradually improving in the international arena. Vietnam is a friend and trusted partner of many countries around the world, contributing A huge part of that is thanks to the Party and State having the right guidelines and policies in diplomatic relations with 193 countries and territories around the world and the motto "Vietnamese bamboo diplomacy" continues to affirm the Creativity and flexibility in the foreign policy of our Party and State. Keywords: diplomacy, "Vietnamese bamboo diplomacy", defense and security education, students.
1. Đặt vấn đề:
Phương châm “ngoại giao cây tre Việt Nam” của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kế thừa, phát triển truyền thống ngoại giao của dân tộc, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và đến nhiệm kỳ khóa XIII cụ thể là tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng được tổ chức ngày 14/12/2021 tiếp tục khẳng định: “Trường phái đối ngoại, ngoại giao cây tre Việt Nam: Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam”; là kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại trong thực hiện chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế- xã hội hiện nay. Do đó, việc tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt những quan điểm, phương châm này có ý nghĩa quan trọng, góp phần thống nhất nhận thức và hành động, xây dựng và triển khai các kế hoạch, biện pháp đối ngoại trong từng lĩnh vực, đồng thời là cơ sở đề xuất các giải pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong đó có học sinh, sinh viên nhằm đập tan mọi âm mưu, sự xuyên tạc của các thế lực thù địch về chủ trương, đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
2. Nội dung:
Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) là một bộ phận của nền giáo dục Việt Nam, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống lịch sử, nghệ thuật đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nhất là dưới sự lãnh đạo của Đảng; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng - an ninh (QPAN) của Đảng và công tác quản lý nhà nước về QPAN; có trình độ, kỹ năng quân sự để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.1. Quan điểm đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về phương châm “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã phát triển truyền thống, bản sắc ngoại giao của dân tộc lên thành nền ngoại giao Việt Nam hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Nhờ đó, cùng với các mặt trận khác, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò trọng yếu trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, góp phần tạo nên những thắng lợi hết sức to lớn, làm rạng rỡ lịch sử của dân tộc. Đặc biệt là trong nghệ thuật, phương châm chỉ đạo “vừa đánh, vừa đàm”, bảo vệ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ, mới thành lập năm 02/9/1945; đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ ngày 20/7/1954; đàm phán, ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam năm 27/01/1973, tạo tiền đề giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975. Từ đó, ngoại giao đã trở thành một mặt trận mở đường, đi đầu từng bước phá thế bị bao vây, cấm vận, khai thông quan hệ với nhiều nước trên thế giới, nâng cấp quan hệ đối tác và đối tác chiến lược toàn diện, mở ra vị thế, diện mạo mới cho công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ đất nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, nhằm phủ nhận thành quả ấy, lợi dụng một số trang mạng xã hội, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị thường xuyên sử dụng những thủ đoạn tinh vi xuyên tạc về phương châm “ngoại giao cây tre Việt Nam”. Chúng sử dụng cái mác “nhà hoạt động”, “nhà dân chủ”, “học giả” đưa ra những ý kiến trái ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta, gây tâm lý hoang mang, nhằm làm mất phương hướng, tạo ra sự bức xúc, xúi bẩy chống đối, gây mất trật tự xã hội. Chúng xuyên tạc phương châm “ngoại giao cây tre” của Đảng và Nhà nước Việt Nam chỉ là sự “ăn theo”, sự lệ thuộc và chi phối bởi các nước lớn; phương châm đó sẽ khiến Việt Nam không làm chủ, quyết định được các quan hệ ngoại giao với các nước. Từ đó, chúng đưa ra “lời bày vẽ” vẽ đường cho Việt Nam nên “chọn phe”, “theo bè” hoặc từ bỏ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ gắn với việc chúng kích động, đòi thực hiện “dân chủ hóa Việt Nam”.
Trước các luận điệu xuyên tạc trên, chúng ta cần khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam, trong đó có phương châm “ngoại giao cây tre” thông qua các luận điểm là:
Luận điểm thứ nhất, từ truyền thống ngoại giao của dân tộc. Đất nước ta có vị trí địa-chính trị, địa-kinh tế đặc biệt quan trọng, trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta luôn đương đầu với cả trăm cuộc chiến tranh xâm lược. Hầu như các thế lực hùng mạnh nhất qua các thời đại đều tiến hành chiến tranh xâm lược đối với nước ta. Từ đặc điểm lịch sử đó đã tôi luyện, hun đúc nên một dân tộc Việt Nam bất khuất, anh dũng, kiên cường, đồng thời tạo dựng nền văn hóa dựng đi đôi với giữ nước và chủ động ngoại giao với tinh thần nhân văn cao cả đạt mục đích hòa bình là một nét văn hóa đặc trưng riêng có của Việt Nam.
Truyền thống và bản sắc riêng, rất độc đáo của nền ngoại giao và hoạt động đối ngoại Việt Nam là: Đầy hào khí, bất khuất; giàu tính nhân văn; yêu chuộng hòa bình; tôn trọng lẽ phải, công lý và chính nghĩa; “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân mà thay cường bạo”, … Đây là những tư tưởng, triết lý của cha ông ta, đến nay Đảng và Nhà nước kế thừa và phát triển, đó là: Dùng đối ngoại, ngoại giao để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong tâm thế có lợi nhất; ngoại giao phải phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luận điểm thứ hai, từ tư tưởng ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nội dung cơ bản của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh kế thừa từ triết lý và truyền thống ngoại giao của ông cha ta, Người đã vận dụng sáng tạo những giá trị đó lên vị thế mới; kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước, văn hóa dân tộc, truyền thống ngoại giao Việt Nam với tinh hoa văn hóa và kinh nghiệm ngoại giao các nước trên thế giới. Trong đó, luôn đề cao mục tiêu độc lập dân tộc, tinh thần hòa hiếu, hữu nghị, dùng ngoại giao để đẩy lùi các mối nguy hại đất nước. Người chủ trương: Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tự lực, tự cường phải gắn với đoàn kết quốc tế; phát huy sức mạnh dân tộc gắn với sức mạnh thời đại; chăm lo, xây dựng mối quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, nhất là các nước láng giềng, bạn bè truyền thống và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới; biết mình, biết người, luôn làm chủ tình thế; hiểu rõ vị trí chiến lược của Việt Nam trong mối quan hệ với các nước; “biết thời, biết thế” để “cương nhu kết hợp” vì lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc. Đây là sự đặt nền móng cho nét đặc sắc của “Ngoại giao cây tre Việt Nam”.
Luận điểm thứ ba, sự kế thừa và phát triển tư tưởng ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc, độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam - gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam”. Đó là trường phái đối ngoại và ngoại giao: Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.
Luận diểm thứ tư, từ kết quả thực tiễn hoạt động ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta. Trong gần 40 năm đổi mới, công tác đối ngoại, phương châm ngoại giao là một phương thức giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; tiếp tục tranh thủ được nhiều nguồn lực to lớn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đã ký kết và đi vào triển khai hàng trăm thỏa thuận hợp tác quốc tế ở các cấp từ Trung ương tới địa phương. Công tác hợp tác quốc tế và hội nhập về y tế, giáo dục đào tạo, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục được thúc đẩy, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế luôn được nâng cao. Việt Nam không chỉ tham gia các hoạt động đa phương đơn thuần, mà còn tích cực đóng góp để xây dựng, định hình các thể chế, luật lệ, chuẩn mực đa phương. Việt Nam cũng rất năng động, tích cực trong các cơ chế của ASEAN, hợp tác tiểu vùng Mê-kông; đảm nhiệm ngày càng nhiều các trách nhiệm quốc tế như Cục gìn giữ hòa bình và Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc. Các nước lớn ngày càng coi trọng Việt Nam, đặt Việt Nam ở vị thế ngày càng cao trong chiến lược của họ ở khu vực và trên thế giới.
Triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, Việt Nam đã chủ động, tích cực đóng góp có trách nhiệm vào tham gia giải quyết nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, tiếng nói, sáng kiến, phương thức ứng xử và cách thức giải quyết hợp tình, hợp lý của Việt Nam trên tinh thần bình đẳng, hòa hiếu và nhân văn, tôn trọng luật pháp quốc tế đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Nhờ đó, Việt Nam tiếp tục được tín nhiệm bầu vào nhiều tổ chức quốc tế quan trọng: lần thứ hai trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, trúng cử Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2022 – 2026.
Các luận điểm trên đã khẳng định đường lối đối ngoại, phương châm “ngoại giao cây tre” của Đảng, Nhà nước Việt Nam là đúng đắn, đồng thời cũng là căn cứ để đề xuất các giải pháp vận dụng trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phương châm ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
2.2. Một số giải pháp tuyên truyền cho học sinh, sinh viên góp phần đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về phương châm “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Thời gian tới, tình hình quốc tế, khu vực sẽ tiếp tục biến chuyển nhanh chóng với nhiều yếu tố phức tạp khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển; toàn cầu hóa và hội nhập vẫn là xu thế lớn nhưng gặp nhiều trở ngại, thách thức từ cạnh tranh chiến lược nước lớn. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, trong đó có tình hình Biển Ðông và sông Mê kông. Sau gần 40 năm đổi mới, thế và lực của Việt Nam đã lớn mạnh, chính trị - xã hội ổn định, đồng thời quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra, đồng thời đấu tranh đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về phương châm “ngoại giao cây tre Việt Nam” cần thực hiện một số giải pháp tuyên truyền là:
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, cán bộ và giảng viên trong quản lí, giáo dục kiến thức QPAN cho sinh viên.
Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức QPAN cho sinh viên hiện nay. Thực tiễn cho thấy, nhận thức có vai trò quyết định trực tiếp đến hoạt động thực tiễn của con người. Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giảng viên, người trực tiếp tổ chức quản lí, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QPAN cho sinh viên chỉ đạt được kết quả cao khi mọi người có sự thống nhất cả trong nhận thức, trách nhiệm và hành động của họ. Do đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, của cán bộ, giảng viên, người làm công tác quản lí giáo dục là cơ sở để phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của đội ngũ này. Từ đó thúc đẩy từng tổ chức, cá nhân quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, thấm nhuần quan điểm, chủ trương của Đảng, trực tiếp là của Đảng ủy, Ban Giám đốc trung tâm, đề cao trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong duy trì các hoạt động dạy học, dày công nghiên cứu cập nhật kiến thức, thông tin mới, nhất là phương châm “ngoại giao cây tre Việt Nam”.
Các cấp ủy đảng từ Đảng ủy Ban Giám đốc trung tâm đến chi ủy, chi bộ phòng, khoa chuyên môn cần phải nhận thức sâu sắc rằng đội ngũ cán bộ giảng viên, người trực tiếp tổ chức quản lí, giáo dục có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo sinh viên của trung tâm. Bởi họ là những người trực tiếp bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, xây dựng niềm tin cộng sản, trang bị kiến thức, năng lực, phương pháp, tác phong công tác cho sinh viên, là những người trực tiếp quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của sinh viên. Đồng thời họ còn là những người trực tiếp tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QPAN, quán triệt, tuyên truyền mọi chủ trương, đường lối quân sự của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về QPAN; thiết thực góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, góp phần ngăn chặn, đầy lùi các nguy cơ chiến tranh, xung đột, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Trên cơ sở nhận thức đúng vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ, giảng viên, người làm công tác tổ chức quản lí giáo dục, cấp ủy đảng các cấp phải có trách nhiệm quan tâm, chăm lo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, phương pháp, tác phong công tác, xây dựng đội ngũ này ngày càng vững mạnh, “nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về quốc phòng, an ninh; truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh và công tác quản lí nhà nước về quốc phòng, an ninh; có kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” đúng với mục tiêu giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh mà Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh đã đề ra (Chính phủ, 2007, tr 2).
Hai là, phát triển đội ngũ giảng viên, CBQL về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu quản lí, giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh cho sinh viên.
Đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy và cán bộ khung quản lí sinh viên là nhân tố quan trọng, quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QPAN của các khóa học. Quá trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QPAN cho sinh viên là quá trình hoạt động tổng hợp của nhiều yếu tố, liên quan đến tất cả các khâu, các bước của quá trình GD-ĐT. Trong đó, việc chủ động xây dựng, hoàn thiện cơ cấu, tổ chức biên chế đội ngủ giảng viên, cán bộ quản lí khung sinh viên, đặc biệt “đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giảng viên GDQPAN có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có trình độ, kiến thức, kĩ năng , phương pháp giảng dạy các nội dung về GDQPAN; bảo đảm đủ về số lượng và từng bước đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn học GDQPAN” (Bộ GD-ĐT, 2024, tr 3) theo Công văn số 1476/BGDĐT-GDQPAN ngày 01/4/2024 của Bộ GD-ĐT là một trong những giải pháp quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QPAN cho sinh viên tại Trung tâm.
Thực trạng hiện nay, đội ngũ giảng viên, cán bộ khung quản lí sinh viên của Trung tâm không chỉ thiếu về số lượng mà còn bất cập cả về chất lượng và cơ cấu tổ chức. Công tác phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên cần đảm bảo tính toàn diện, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn của Trung tâm. Tập trung phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lí khung sinh viên đạt trình độ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục QPAN (Quốc hội, 2013), các Nghị định, thông tư hướng dẫn về lĩnh vực giáo dục QPAN, phù hợp với thực tiễn tình hình của đơn vị.
Các phòng, khoa chức năng cần theo dõi, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giảng viên trực tiếp làm công tác giảng dạy để chủ động xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục QPAN trong giai đoạn mới.
Ba là, chuẩn hóa hệ thống giáo án, tài liệu, giáo trình và đẩy mạnh đổi mới phương pháp giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh sát đối tượng sinh viên
Thực tiễn hiện nay, mặc dù đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, tuy nhiên một số nội dung trong tài liệu, giáo trình môn học GDQPAN đã trở nên lạc hậu, chưa kịp bổ sung phát triển; một số giảng viên còn ngại học tập, nghiên cứu khoa học để cập nhật kiến thức mới vào hệ thống giáo án, bài giảng; năng lực đổi mới, vận dụng phương pháp dạy - học tích cực, sử dụng phương tiện mới, hiện đại vào quá trình dạy học còn hạn chế (Bộ GD-ĐT, 2020).
Để khắc phục bất cập này, cơ quan chức năng các bộ, ngành cần sớm chỉnh sửa và ban hành bộ giáo trình, tài liệu chuẩn sát với nội dung, chương trình môn học giáo dục QPAN cho từng đối tượng. Đội ngũ giảng viên cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng “lấy người học làm trung tâm”, chuyển từ truyền đạt, tiếp thu kiến thức thụ động, một chiều sang hướng dẫn cho người học tự phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tự nghiên cứu, học tập để làm chủ tri thức (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Thường xuyên cập nhật kiến thức mới vào giáo án, bài giảng, tăng tính thực tiễn, tạo hứng thú cho người học, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho sinh viên, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện, trang thiết bị dạy học vào quá trình giảng dạy. Đồng thời, cần xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên đối với môn học GDQPAN để họ nhận thức sâu sắc đây là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục, đào tạo đại học (Quốc hội, 2013).
Bốn là, từng bước hiện đại hóa và bảo đảm tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ quá trình giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh cho sinh viên.
Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QPAN không thể tách rời với bảo đảm, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đây là hai mặt biện chứng song song không thể tách rời. Vì vậy, bảo đảm tốt và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là yêu cầu, giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục QPAN. Những năm qua, được sự quan tâm sâu sắc của Đảng ủy Ban Giám đốc, Trung tâm đã tiếp tục tăng cường đầu tư, bảo đảm cơ sở vật chất cho công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QPAN, tập trung chỉnh trang khuôn viên, cảnh quan đơn vị, sửa chữa, nâng cấp hệ thống giảng đường, thao trường, bãi tập; hiện đại hóa trang thiết bị dạy học, mô hình học cụ, nơi ăn ở, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
Năm là, giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, sinh viên
Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay là tất yếu khách quan bởi nó hội tụ đầy đủ các yếu tố khách quan và chủ quan. Nó xuất phát từ yêu cầu nội tại về vai trò của tầng lớp sinh viên hiện nay đối với Đảng, với Nhà nước và với nhân dân. Học sinh, sinh viên Việt Nam ngày nay, những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là những người nhạy cảm trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước và thế giới, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi nhanh chóng với các vấn đề mới của xã hội đặc biệt là Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Tuy nhiên do yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế – xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường, làm cho hiện thực khách quan thay đổi dẫn đến một số quan niệm cũng thay đổi, sự thờ ơ hoặc không quan tâm đến những phong tục, văn hóa dân tộc, lịch sử dân tộc từ đó lòng yêu nước cũng có ảnh hưởng không nhỏ. Do đó, giáo dục lòng yêu nước là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội, của hệ thống giáo dục và Trung tâm Giáo dục QPAN-Đại học Huế cũng phải thực hiện. Và khi đã có lòng yêu nước, tự hào dân tộc thì học sinh, sinh viên sẽ có bản lĩnh, “miễn nhiễm” trước các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam hiện nay, về phương châm “ngoại giao cây tre Việt Nam”.
3. Kết luận
Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho sinh viên không chỉ là chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của các Trung tâm Giáo dục QPAN nói chung và Trung tâm Giáo dục QPAN - Đại học Huế nói riêng. Đó còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, sự tham mưu của Hội đồng Giáo dục quốc phòng các cấp. Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Nâng cao chất lượng giáo dục QPAN cho sinh viên ở Trung tâm giáo dục QPAN - Đại học Huế hiện nay là yêu cầu nhiệm vụ cấp bách, cần tập trung thực hiện tổng thể nhiều nội dung, giải pháp. Trong đó, hệ thống các giải pháp cơ bản nêu trên được xem là đặc biệt quan trọng, có mối quan hệ biện chứng qua lại lẫn nhau không thể tách rời, trực tiếp quyết định đến quá trình nâng cao chất lượng giáo dục QPAN tại Trung tâm, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong giai đoạn mới./.
Trung tá Nguyễn Hoàng Long
Trung tâm GDQP&AN, Đại học HuếTài liệu tham khảo:
Bạn vui lòng đăng nhập tại đây để gửi bình luận.