• :
  • :
LLVT THỪA THIÊN HUẾ ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - LLVT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỰC HIỆN TỐT CUỘC VẬN ĐỘNG " PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, CỐNG HIẾN TÀI NĂNG, XỨNG DANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ"
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với quê hương Thừa Thiên Huế

      Đại tướng Võ Nguyên Giáp -  Vị Tổng Tư lệnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhà lãnh đạo quân sự thiên tài với những cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn sáng ngời phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, suốt đời tận tụy hy sinh, một lòng, một dạ phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cộng sản. Trong những năm đầu hoạt động cách mạng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những năm tháng sinh sống và hoạt động tại Thừa Thiên Huế và mảnh đất Cố Đô đã đọng lại nhiều kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời Đại tướng.

 Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra lớn lên trong một gia đình nhà Nho tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cha của Đại tướng là Cụ Võ Quang Nghiêm dạy chữ quốc ngữ cho con em trong vùng, ngoài ra Cụ còn tiến hành bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Mẹ của Đại tướng cụ bà Nguyễn Thị Kiên là một người phụ nữ đôn hậu và giàu đức hy sinh… có thể nói hình ảnh mẫu mực và giàu lòng nhân ái của các bậc sinh thành đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách và đạo đức của đồng chí Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Trường Quốc học Huế năm 1976

 Vào năm 14 tuổi, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thi và đỗ vào trường Quốc học Huế. Khi vào học ở Huế đồng chí Võ Nguyên giáp đã tiếp xúc, bầu bạn và cùng hoạt động với nhiều nhà yêu nước như: Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Chí Diểu, Hải Triều…Đặc biệt trong thời gian này, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã được đọc những tác phẩm bất hũ và tâm huyết của Phan Bội Châu như: Hải ngoại huyết thư (bức thư viết bằng máu từ nước ngoài), Lưu cầu huyết lệ tân thư ( bức thư mới, viết bằng máu và nước mắt từ đảo Lưu Cầu)

Những năm 1925-1926, Huế là trung tâm của các phong trào đấu tranh yêu nước, do đó đã tác động rất lớn đến lòng yêu nước của những học sinh đang theo học ở đây. Trong không khí ấy, đồng chí Võ Nguyên Giáp và những người bạn đã hòa mình tham gia nhiều phong trào chống lại chế độ thực dân như: phong trào chống sưu cao, thuế nặng, phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu, tổ chức lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh. Khi cụ Phan Bội Châu bị đưa về quản thúc tại Bến Ngự, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Hữu Nam cùng các anh Nguyễn Chí Diểu, Hải Triều thường vào thứ năm hàng tuần đến nhà cụ Phan Bội Châu để nghe cụ nói chuyện. Ở trường Quốc Học Huế chàng thanh niên Võ Nguyên Giáp nổi tiếng là người thông minh, chăm chỉ, học giỏi luôn đứng đầu lớp. Cụ Phan Bội Châu là người sớm nhận ra tài năng, khí chất và tinh thần cách mạng của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Cụ đã giành nhiều tình cảm và kỳ vọng cho chàng trai trẻ tuổi này.

Anh Giáp được cụ Phan để ý và rất thương, Cụ có mấy chục bộ sách kim cổ, thấy anh Giáp hăng hái, nhiệt tình và ham học, cụ bảo: khi nào tôi mất, tủ sách này để lại cho cậu Giáp” ( trích trong kỷ yếu Hội thảo khoa học Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Bình của nhà sử học Lê Trọng Đại).

     Năm 1927, để phản đối việc đuổi học vô cớ các học sinh có tư tưởng yêu nước, học sinh các trường ở Huế đồng loạt bãi khóa, nhiều người bị nghi là cầm đầu cuộc bãi khóa, trong đó Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Văn Khoa (Hải Triều), Hoàng Hữu Nam bị đuổi học. Cùng năm này đồng chí Võ Nguyễn Giáp tham gia vào Tân Việt Cách mạng Đảng. Trong suốt những năm sinh sống, học tập và hoạt động ở Huế đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức cách mạng, tinh thần yêu nước và bản lĩnh chính trị của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Với Huế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ ghi dấu ấn qua các phong trào đấu tranh cách mạng, Huế trong ông còn là nỗi nhớ về vẻ đẹp của núi Ngự sông Hương và là nơi bắt đầu một mối tình trong sáng, đẹp đẽ  của ông và cô  gái cùng chung chí hướng Nguyễn Thị Quang Thái. Mùa xuân năm 1946, trong một chuyến công tác của đồng chí Võ Nguyên Giáp vào các tỉnh phía Nam theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, để chuẩn bị đối phó với mưu đồ tái chiếm nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, đã chứng kiến những cuộc gặp gỡ giữa Võ Nguyên Giáp với các nhà lãnh đạo, các trí thức hàng đầu ở Huế thời đó.

   Sau nhiều năm xa cách, nơi đã gắn liền với những kỉ niệm của thời thanh xuân, Vào năm 1976, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về thăm trường Quốc Học Huế. Bản đăng ký tham gia sinh hoạt cựu học sinh trường Quốc học, tự tay Đại tướng ghi và ký tên ngày 12/7/1991, chứng tỏ tình cảm nồng hậu của người học trò cũ đối với ngôi trường danh tiếng này.

      Cố đô Huế, mảnh đất thơ mộng và huyền thoại đã ghi lại dấu chân của bao bậc vĩ nhân, trong đó có đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chính nơi đây, Người đã giành rất nhiều tình cảm. Trong bút kí Những kỉ niệm về Huế”  Đại tướng đã tâm sự rằng những năm tháng ở đây, tuổi niên thiếu của tôi đã đến với bình minh của thời đại

                                         Bài, ảnh: Thạc sĩ TRẦN THỊ THU HẰNG

Giáo viên bộ môn lịch sử Trường THPT  Nguyễn Huệ - Thành phố Huế

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.061
Hôm qua : 991
Tháng 11 : 17.371
Tháng trước : 16.752
Năm 2024 : 306.436
Năm trước : 319.267
Tổng số : 1.380.825