Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Ngành Kiểm tra trong Đảng bộ Quân đội (13/11/1961 - 13/11/2021)
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống của Ngành Kiểm tra trong Đảng bộ Quân đội, Cổng thông tin điện tử tổng hợp Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh xin giới thiệu truyền thống 60 năm xây dựng, cống hiến và trưởng thành của Ngành Kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Quân đội. Nhằm kịp thời động viên cấp ủy, UBKT, cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp không ngừng tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác giữ gìn phẩm chất đạo đức, kiên quyết và trách nhiệm cao trong nghề nghiệp, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.
1. Công tác kiểm tra trong Đảng bộ Quân đội thời kỳ chưa thành lập Ủy ban Kiểm tra các cấp
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra đối với việc bảo đảm cho việc chấp hành và thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng, cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết và việc giữ gìn kỷ luật, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đó cũng là tiền để cho công tác kiểm tra và kỷ luật được xác lập ngay từ khi QĐNDVN ra đời, cùng toàn dân khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền và kháng chiến chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc- XHCN của Tổ quốc.
Thực hiện sắc lệnh số 60 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày/11/5/1946, Bộ Quốc phòng ra Nghị quyết số 27 về tổ chức Cục Chính trị Bộ Quốc phòng. Trong Cục Chính trị có Ban Thanh tra (sau đổi thành Phòng Kiểm tra) Ban Thanh tra lúc này làm cả nhiệm vụ công tác cán bộ và công tác kiểm tra, kỷ luật. Hội nghị cán bộ chính trị lần thứ nhất (tháng 2 năm 1947) bàn về kiến lập chế độ công tác chính trị trong Quân đội Hội nghị quyết định lập Phòng Kiểm tra trong Cục Chính trị Bộ Quốc phòng, Ban Kiểm tra trong Phòng Chính trị cấp Khu, Trung đoàn có Tiểu ban Kiểm tra. Các phòng, ban và Tiểu ban Kiểm tra do 1 cấp ủy viên cùng cấp phụ trách, giúp cấp ủy thực hiện công tác kiểm tra và kỷ luật Đại đội có Đội Kiểm tra kỷ luật 5 người, giúp Đại đội duy trì kỷ luật trong Đại đội. Về vấn đề kỷ luật, nghị quyết của hội nghị nêu: "Xét rằng kỷ luật là một điều tối quan trọng để chiến thắng quân giặc, toàn thể hội nghị quyết nghị phải bài xích tất cả những hành động trái kỷ luật và ra sức trau dồi tinh thần phục tùng kỷ luật cho bộ đội”.
Trước tình hình, xu thế cách mạng ngày càng phát triển, để nâng cao chất lượng lãnh đạo về mọi mặt của Đảng trong Quân đội, Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ ba (từ 12 đến 15/6/1947) đã quy định những vấn đề về tổ chức và quyền hạn của các cơ quan công tác chính trị, trong đó, Phòng Kiểm tra thoát ly khỏi Cục Chính trị đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của ông Tổng chỉ huy... Phòng Kiểm tra phụ trách kiểm tra kỷ luật, kiểm tra việc thi hành các mệnh lệnh quân sự và chính trị, đồng thời phụ trách nhận xét nâng đỡ, đề nghị, đề bạt hay thưởng phạt cán bộ, Khu có Ban Kiểm tra khu, Trung đoàn có Tiểu ban Kiểm tra của Trung đoàn, Tiểu đoàn có Tổ Kiểm tra của Tiểu đoàn... Trong Nghị định số 27 của Bộ Tổng chỉ huy quy định: Phòng Kiểm tra do một Trưởng phòng phụ trách có nhiệm vụ Kiểm tra bộ đội, kiểm tra việc thi hành các mệnh lệnh quân sự, chính trị, kiểm tra tinh thần, năng lực cán bộ quân sự, chính trị các cấp trong Quân đội quốc gia Việt Nam. Theo đó, đồng chí Trần Tử Bình, Giám đốc Trường võ bị Trần Quốc Tuấn được điều về làm Trưởng Phòng Kiểm tra của Bộ Tổng chỉ huy. Từ khi có cơ quan kiểm tra các cấp trong Quân đội, công tác kiểm tra kỷ luật được tăng cường. Cuối năm 1947 Hội nghị cán bộ chủ trì của Bộ Quốc phòng và các đơn vị trực thuộc đã nhận định: “Việc kiểm tra càng làm cho kỷ luật chặt chẽ hơn từ khi có Phòng, Ban, Tiểu ban Kiểm tra”. Ngày 25/01/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 119 chuyển Phòng Kiểm tra của Bộ Tổng chỉ huy thành Cục Tổng thanh tra Quân đội. Nhiệm vụ của Cục Tổng thanh tra: “Kiểm tra việc thi hành các mệnh lệnh quân sự và chính trị, chấp hành kỷ luật của Quân đội, đề nghị thưởng phạt và luân chuyển cán bộ”. Trong Cục Tổng thanh tra có 3 phòng: Phòng Kiểm tra, Phòng Cán bộ và Phòng Văn thư.
Để đảm bảo kịp thời cho sự lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng, Thường vụ Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 29 về việc thành lập Ban Kiểm tra Trung ương giúp Trung ương Đảng xét xem việc thi hành kỷ luật của Đảng, đúc rút kinh nghiệm bổ sung cho chủ trương, chính sách của Đảng. Phòng Kiểm tra của Quân đội chịu sự chỉ đạo của Ban Kiểm tra Trung ương. Một thời gian ngắn Các Ban Kiểm tra của Khu ủy, Liên Khu ủy lần lượt được thành lập. Các ban kiểm tra của các Quân khu ủy chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBKT Khu ủy, Liên Khu ủy.
Cùng với việc quyết định thành lập Ban Kiểm tra Trung ương, ngày 24/10/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 38 về tổ chức và hệ thống Đảng trong Quân đội Nghị quyết xác định Hội đồng kỷ luật ở cấp Trung ương, Khu và Trung đoàn: Phụ trách việc thi hành kỷ luật, thưởng, phạt ở mỗi cấp gồm những đồng chí có nhiều tuổi Đảng, nhiều thành tích trong tranh đấu. Hội đồng kỷ luật ở cấp Khu, Trung đoàn do Chính ủy cùng cấp đề nghị, Chính ủy cấp trên duyệt y sau khi đã thống nhất ý kiến với Liên Khu ủy và tỉnh ủy địa phương ấy. Cơ quan giúp việc Chính trị ủy viên (Chính ủy ở các cấp Trung ương Quân đội, Khu và Trung đoàn) có ba tiểu ban: Tổ chức, Tuyên huấn và Kiểm tra, giúp Chính ủy những công tác về nội bộ Đảng và những công tác về mặt chính quyền. Cán bộ phụ trách các ban (Tiểu ban) do Chính ủy chỉ định. Trong Quân đội chỉ còn lập Liên chi ở cơ quan Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy ở Khu bộ, Trung đoàn bộ và Liên chi ở Tiểu đoàn (gồm có các chi bộ ở Đại đội và Tiểu đoàn bộ). Liên chi và Chi ủy phụ trách thi hành kỷ luật. Từ cấp Tiểu đoàn trở xuống không có Hội đồng kỷ luật.
Để chuẩn bị bước sang giai đoạn Tổng phản công, ngày 22/ 6/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra nghị quyết chấn chỉnh tổ chức Bộ Quốc phòng -Tổng Tư lệnh và kiện toàn bộ máy chỉ đạo quân sự Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh gồm 3 cơ quan: Bộ tổng Tham mưu (BTTM), Tổng cục Chính trị (TCCT) và Tổng cục Cung cấp (TCCC). Ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 121 quy định về tổ chức và nhiệm vụ của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam. Theo sắc lệnh, Bộ Tổng Tư lệnh gồm: BTTM, TCCT và TCCC, trong đó TCCT có nhiệm vụ giúp Tổng Tư lệnh chỉ đạo quân đội về phương diện chính trị. TCCT gồm các cục: Tổ chức, Tuyên huấn, Địch vận, Quân pháp và Nhà xuất bản Vệ quốc quân. Trong Cục Tổ chức có Phòng Sự vụ làm công tác cán bộ và kiểm tra kỷ luật Đảng.
Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, để từng bước đưa hoạt động công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng đi vào nền nếp theo phân cấp, theo đúng Điều lệ Đảng, tháng 6/1957, Tổng Quân ủy ban hành Quyết định về việc "Quy định thủ tục, quyền hạn thi hành kỷ luật về Đảng trong quân đội”. Đồng thời, để đảm bảo cho việc xem xét, xử lý kỷ luật được thống nhất, thận trọng và kịp thời, Tổng Quân ủy quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật gồm một đồng chí ủy viên Tổng Quân ủy làm Trưởng ban, ba đồng chí cục trưởng các cục: Tổ chức, Bảo vệ, Quân lực làm ủy viên và một đồng chí Trưởng phòng Đảng vụ hoặc Trưởng phòng thuộc Cục Quân lực hoặc Cục Bảo vệ làm Thư ký.
Về quyền hạn, nhiệm vụ giữa các cục quy định: Cục Tổ chức tiến hành kiểm tra nghiên cứu theo dõi kỷ luật Đảng của cán bộ, chiến sĩ là đảng viên và cán bộ chính trị từ cấp Trung đội trở lên. Cục bảo vệ tổ chức kiểm tra nghiên cứu theo dõi kỷ luật những vụ tình nghi chính trị và vụ đưa ra quân pháp truy tố. Cục Quân lực nghiên cứu kiểm tra theo dõi kỷ luật các cán bộ quân sự, hành chính, chuyên môn, kỹ thuật từ cán bộ cấp Trung đội trở lên.
Như vậy, từ ngày đầu thành lập đến trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Đảng bộ Quân đội chưa thành lập UBKT các cấp. Công tác kiểm tra do cấp ủy (có thời kỳ là Chính ủy) thực hiện. Nhưng từ khi có cơ quan chính trị, cơ quan chỉ huy các cấp, Tổng Quân ủy (sau này là QUTW) đã tổ chức Phòng, Ban, Tiểu ban Kiểm tra giúp cấp ủy tiến hành công tác kiểm tra và xử lý kỷ luật. Nhiệm vụ trọng tâm là kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, chủ yếu là kiểm tra kỷ luật. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Quân ủy, sự chỉ đạo của Ban Kiểm tra Trung ương, công tác kiểm tra đã thực hành kiểm tra việc chấp hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính phủ về chỉ đạo chiến tranh, chuẩn bị kháng chiến. Có thể khẳng định công tác kiểm tra và việc giữ gìn kỷ luật của Quân đội thời kỳ này đã góp phần quan trọng xây dựng Quân đội trưởng thành, chiến thắng, đánh bại Thực dân Pháp và bè lũ phong kiến, tay sai, đưa miền Bắc xây dựng từng bước lên CNXH,
2. Công tác kiểm tra trong Đảng bộ Quân đội từ khi thành lập Ủy ban Kiểm tra các cấp
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, ngày 13/11/1961, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 30 về một số vấn đề về tổ chức đảng trong Quân đội. Bộ Chính trị nhấn mạnh: Cần tổ chức UBKT các cấp của Đảng trong Quân đội: Việc thành lập UBKT các cấp của Đảng trong Quân đội theo đúng những quy định về quyền hạn, nhiệm vụ và cách làm việc của UBKT ghi trong Chương VII (UBKT các cấp) và Chương X (kỷ luật Đảng) của Điều lệ Đảng. Về mặt tổ chức, căn cứ vào tình hình tổ chức Quân đội từ cấp Trung đoàn ủy (tương đương) trở lên mới tổ chức UBKT, còn các cấp Tiểu đoàn (tương đương) tuy cũng là cấp trên của tổ chức cơ sở, nhưng số lượng đảng viên ít, sinh hoạt lại tập trung, không có cơ quan giúp việc, chỉ cần phân công một cấp ủy viên phụ trách kiểm tra.
Đảng bộ Quân đội gồm nhiều đầu mối, tổ chức theo hệ thống dọc trực thuộc BCHTW Đảng. Nếu tập trung tất cả vào UBKT Trung ương thì sự chỉ đạo có nhiều khó khăn, trở ngại. Vì vậy, cần thành lập UBKT QUTW và chịu sự chỉ đạo của UBKT Trung ương Đảng, có nhiệm vụ chỉ đạo và tiến hành công tác kiểm tra của Đảng trong Quân đội. Từ đây, UBKT Đảng trong Đảng bộ Quân đội được tổ chức thành lập theo hệ thống dọc từ QUTW đến cấp Trung đoàn (tương đương). Ngày 13/11/1961, đã đi vào lịch sử của ngành Kiểm tra và trở thành ngày truyền thống của ngành Kiểm tra trong Đảng bộ QĐNDVN.
Chấp hành Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng thông qua, ngày 28//11/1961, TCCT trình QUTW Tờ trình số 129 đề nghị thành lập UBKT các cấp của Đảng trongĐảng bộ QĐNDVN. Về tổ chức UBKT QUTW, TCCT đề cử danh sách 7 đồng chí gồm 4 đồng chí trong QUTW (đồng chí Song Hào, Trần Văn Trà, Trần Quý Hai,Trần Độ) và 3 đồng chí ngoài QUTW hoặc 9 đồng chí gồm 5 đồng chí trong QUTW và 4 đồng chí ngoài QUTW đề nghị BCHTW Đảng phê chuẩn.
UBKT các cấp gồm: Cấp Quân khu (tương đương) từ 5-7 ủy viên, cấp Sư đoàn (tương đương) từ 3-5 ủy viên, cấp Trung đoàn (tương đương) 3 ủy viên. Các tiểu đoàn ủy cử một ủy viên chuyên trách công tác kiểm tra, kỷ luật. Ở chi bộ và nơi có chi ủy phân công một ủy viên kiểm tra kỷ luật (có thể kiêm công tác bảo vệ).
TCCT xác định cơ quan giúp UBKT là cơ quan chính trị các cấp và UBKT kỷ luật Đảng, đồng thời là Hội đồng kỷ luật của các cấp về chính quyền, UBKT các cấp là cơ quan của Đảng, có nhiệm vụ chỉ đạo và tiến hành công tác kiểm tra của Đảng ở trong Quân đội Những kỷ luật trong Quân đội thường không thể tách riêng kỷ luật Đảng Vì vậy, UBKT các cấp đồng thời về danh nghĩa chính quyền là Hội đồng kỷ luật các cấp, có nhiệm vụ giúp cấp ủy xử lý kỷ luật Quân đội, xét khen thưởng đối với cá nhân và đơn vị theo quy định. Tuy nhiên, UBKT của Đảng và Hội đồng kỷ luật của các đơn vị vẫn là hai tổ chức và không thể nhập một được vì một bên là tổ chức đảng và một bên là tổ chức chính quyền.
Căn cứ Điều lệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng và Tờ trình số 129 của QUTW, ngày 08/3/1962, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 551 về việc thành lập UBKT QUTW và chuẩn y danh sách UBKT Quân ủy gồm 7 đồng chí (đều kiêm chức) do đồng chí Song Hào, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư QUTW, Chủ nhiệm TCCT làm Trưởng ban.
Ngày 27/3/1962, UBKT QUTW họp phiên đầu tiên ra nghị quyết về “Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ kỷ luật Đảng, góp phần bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng”. Nghị quyết xác định về nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn kiểm tra, xử lý các vụ án kỷ luật của đảng viên, lề lối làm việc, chế độ sinh hoạt và phân công trong UBKT Sau đó, ngày 05/4/1962, Cục Tổ chức ban hành Hướng dẫn số 135 Về việc tổ chức và cách làm việc của UBKT các cấp trong Đảng bộ QĐNDVN. Cuối tháng 6 và đầu tháng 7 năm 1962, Cục Tổ chức chủ trì mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra đầu tiên cho các Ủy viên UBKT và cán bộ tổ chức (giúp việc UBKT) các đầu mối trực thuộc QUTW về nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc, lề lối làm việc của UBKT và nghiên cứu chuyên đề về xét xử kỷ luật, giải quyết tố cáo.
Chỉ sau 3 tháng, UBKT QUTW, UBKT từ cấp Quân khu đến cấp Trung đoàn trong toàn quân đã được thành lập. Thành viên UBKT các cấp có trên 50% là cấp uỷ viên cùng cấp, cơ cấu đều là uỷ viên kiêm chức. Đến những năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ III, do yêu cầu thực hiện nội dung 3 của Cuộc vận động “Nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh”, UBKT QUTW mới có 1 đến 2 uỷ viên chuyên trách.
Từ năm 1961 đến cuối năm 1964, Cục Tổ chức TCCT và Phòng, Ban tổ chức trong cơ quan chính trị các cấp là Cơ quan giúp việc của UBKT. Từ cuối năm 1964 đến 1965, bộ phận Kỷ luật chuyển sang sinh hoạt với Viện Kiểm sát quân sự. Năm 1965, Văn phòng UBKT QUTW được hình thành có 2 bộ phận: Bộ phận Kiểm tra và bộ phận Tổng hợp Văn phòng UBKT QUTW do UBKT QUTW chỉ đạo về nhiệm vụ chuyên môn, nhưng vẫn sinh hoạt với Viện Kiểm sát.
Căn cứ Điều lệ Đảng và các nghị quyết của BCHTW Đảng về tổ chức UBKT đảng ủy các cấp, Nghị quyết của UBKT QUTW về tổ chức cơ quan giúp việc UBKT của đảng ủy các cấp trong Quân đội, ngày 06//11/1967, Chủ Nhiệm TCCT ban hành Quyết định số 110 về tổ chức cơ quan giúp việc UBKT của Đảng ủy các cấp trong Quân đội.
1. Văn phòng UBKT QUTW 9 người Văn phòng UBKT QUTW sinh hoạt ở TCCT, tổ chức thành 3 bộ phận: Bộ phận Kiểm tra, Bộ phận Kỷ luật và bộ phận Bí thư hành chính.
2. Trợ lý giúp việc UBKT của các đảng ủy Quân khu Việt Bắc, Tây Bắc, Tả Ngạn, Hữu Ngạn, Hải quân kiêm Đông Bắc, mỗi nơi 3 người. Quân khu 4, Phòng không - Không quân, Tổng cục Hậu cần, mỗi nơi 4 người. Binh chủng Công binh, Pháo binh, Không quân, Tên lửa, Cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, mỗi nơi 2 người. Sư đoàn 308, Sư đoàn 312, Đặc công, Thiết giáp, Cơ quan Tổng cục Chính trị, Học viện Quân sự, Học viện Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân, mỗi nơi một người. Ở các trung đoàn phân công một Trợ lý tổ chức giúp việc UBKT của Đảng ủy Trung đoàn.
Nhiệm vụ của Văn phòng UBKT QUTW giúp UBKT QUTW chỉ đạo hoạt động công tác kiểm tra kỷ luật Đảng, tiến hành xét xử kỷ luật, giải quyết thư khiếu nại, tố cáo của đảng viên và quần chúng đối với đảng viên và cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ Quân đội.
Từ đây, UBKT các cấp của Đảng trong Quân đội có cơ quan và cán bộ kiểm tra riêng trực tiếp giúp việc, cơ quan của UBKT các cấp là một tổ chức trực thuộc cơ quan chính trị các cấp về mặt hành chính, còn việc thực hiện nhiệm vụ do cấp
ủy và UBKT cấp mình trực tiếp chỉ đạo.
Để cấp ủy các cấp kiện toàn về mặt tổ chức Cơ quan giúp việc UBKT đảm bảo về số lượng và chất lượng, BCHTW Đảng ban hành Thông tri số 210 (22.12.1967) về việc tăng cường tổ chức UBKT của Đảng và đẩy mạnh công tác thanh tra của các cơ quan Nhà nước. Thông tri nhấn mạnh: Các cấp ủy và đảng đoàn phải hết sức chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra của Đảng. Khi lựa chọn cán bộ làm công tác kiểm tra cần chú trọng chất lượng, bảo đảm các tiêu chuẩn: Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao, kiên quyết bảo vệ nguyên tắc, chính sách của Đảng, chưa phạm sai lầm nghiêm trọng, lịch sử chính trị rõ ràng, không có vấn đề phức tạp, tác phong thái độ đúng đắn, được cán bộ đảng viên yêu mến và có năng lực nhất định, phải chuyên môn hóa cán bộ kiểm tra.
Ở chiến trường miền Nam, cùng với sự phát triển về tổ chức lực lượng Quân Giải phóng, ngày 21/4/1969, Quân ủy Miền ra Nghị quyết số 49 về "Tổ chức UBKT của Đảng trong quân giải phóng miền Nam". Quân ủy Miền quyết nghị thành lập UBKT kỷ luật của Đảng ở các cấp và quy định về quyền hạn của UBKT Đảng ở các cấp: Quân ủy Miền, các đảng ủy Quân khu, Phân khu, Sư đoàn, Cục Tham mưu, Cục Hậu cần gồm 5 ủy viên (một Trưởng ban, một Phó ban); Đảng ủy Cục Chính trị, các đảng ủy Trung đoàn, các đoàn thuộc Cục Hậu cần (Đoàn 17, 50, 70, 81, 82, 83, 84, 86, 100, Phòng Quân nhu, Phòng Vận tải), các đảng ủy tương đương cấp trung đoàn ở Cục Tham mưu (đảng ủy các phòng Quân báo, Thông tin, Giao bưu, Công binh, Đặc công, Cơ giới), đảng ủy đoàn 90 gồm 3 ủy viên (một trưởng ban). Về tổ chức UBKT Quân ủy Miền, Quân ủy Miền phân công đồng chí Trần Quốc Vinh, Quận ủy viên làm Trưởng ban, các đồng chí Quân ủy viên: Lê Chân, Đồng Văn Cống, Hoàng Minh Khanh làm Ủy viên và đồng chí Nguyễn Lân, Cục phó Cục Chính trị làm Ủy viên thường trực.
Từ năm 1970, Văn phòng UBKT QUTW được biên chế hơn 30 cán bộ, tổ chức thành 4 phòng: Nghiên cứu Công tác kiểm tra, Nghiên cứu Xét xử kỷ luật, Nghiên cứu Giải quyết khiếu tố và Nghiên cứu Tổng hợp. Cấp Quân khu, Quần chủng, các cơ quan Bộ Quốc phòng được biên chế 3 đến 4 cán bộ, Binh chủng 2 cán bộ, Sư đoàn 1 cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra. Các quân khu, quân chủng, các cơ quan Bộ Quốc phòng đều thành lập Văn phòng Ủy ban Kiểm tra cấp mình.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra và chất lượng đội ngũ đảng viên trong Đảng bộ Quân đội, ngày 24/4/1974, Chủ nhiệm TCCT ban hành Quyết định số 59 thành lập Ban giúp việc TCCT và UBKT QUTW, Thành phần của Ban gồm các đồng chí Phạm Ngọc Mậu, Trưởng ban, các ủy viên thường trực Trần Ngọc Long, Nguyễn Duy Tưởng, Lê Ngọc Quang, các ủy viên Trần Hoài Ân, Trần Kinh Chi, Nguyễn Văn Lân. Nhiệm vụ của ban là giúp TCCT và UBKT QUTW chỉ đạo toàn quân thực hiện ba cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Sau giải phóng miền Nam, để ổn định về cơ cấu tổ chức biên chế thống nhất trong toàn Đảng bộ Quân đội, ngày 26/8/1975, TCCT ban hành Quyết định số 44 về việc tổ chức cơ quan giúp việc UBKT đảng ủy các cấp trong Đảng bộ quân đội. Về tổ chức Văn phòng UBKT QUTW, biên chế 32 người (29 sĩ quan, 3 hạ sĩ quan), trong đó có Chánh Văn phòng (01), Phó Văn phòng (01); Phòng Tổng hợp, Kế hoạch, Hành chính (10), phòng nghiên cứu công tác kiểm tra dân chủ, kỷ luật (06), Phòng Nghiên cứu xét xử kỷ luật (08), Phòng Nghiên cứu khiếu nại, tố giác (06), Quán triệt sự chỉ đạo của TCCT, ngày 30/10/1975, UBKT QUTW ban hành Quy định số 323 về nhiệm vụ, chức trách và tổ chức biên chế văn phòng UBKT QUTW.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước Tổng kết công tác xây dựng đảng, về công tác kiểm tra, Đại hội nêu rõ: “Để tăng cường kỷ luật và giữ gìn sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng, cần đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra của Đảng, phải nghiêm túc thi hành kỷ luật của Đảng, và chấp hành pháp chế XHCN. Công tác kiểm tra phải nhằm vào việc chấp hành đường lối, chính sách và các nghị quyết của Đảng, việc tuân thủ Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước, việc bảo đảm dân chủ và kỷ luật của Đảng”. UBKT các cấp được bổ sung thêm nhiệm vụ: “Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng ở cấp dưới". UBKT QUTW nhiệm kỳ này có 11 đồng chí (4 chuyên trách và 7 kiệm chức), đồng chí Chu Huy Mân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư QUTW, Chủ Nhiệm TCCT làm Trưởng ban, các đồng chí: Đặng Vũ Hiệp, Lương Nhân và đồng chí Lê Văn Tưởng làm Phó trưởng ban.
Để tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng, ngày 01/8/1979, TCCT ban hành Quy định số 142 về nhiệm vụ và tổ chức biên chế cơ quan giúp việc UBKT các cấp
- Cơ quan giúp việc UBKT QUTW là cơ quan có nhiệm vụ vừa nghiên cứu, tổng kết, đề xuất giúp UBKT vừa hướng dẫn thực hiện và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của UBKT QUTW về nhiệm vụ Nghiên cứu, theo dõi tình hình chấp hành kỷ luật của các tổ chức đảng, đảng viên, đề đạt phương hướng, nội dung công tác kiểm tra từng thời kỳ chuẩn bị nội dung các kỳ sinh hoạt của UBKT. Giúp UBKT tiến hành kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ của UBKT theo Điều lệ Đảng quy định. Giúp UBKT xác minh, kết luận các vụ khiếu nại, tố cáo, kỷ luật của đảng viên, quân nhân thuộc quyền của QUTW, Bộ Quốc phòng và UBKT phải xét xử. Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm công tác kiểm tra, xây dựng ngành hoạt động có nền nếp. Về tổ chức có Văn phòng UBKT (giúp UBKT nghiên cứu, tổng hợp tình hình chung, dự thảo các nghị quyết, báo báo, kế hoạch, giữ mối quan hệ hiệp đồng trong cơ quan, quan hệ với cấp trên và cấp dưới, duy trì chế độ công tác, học tập và đảm nhiệm công tác hành chính nghiệp vụ cơ quan) Phòng nghiệp vụ phụ trách thực hiện toàn diện các nhiệm vụ kiểm tra trong phạm vi khối đơn vị quản lý, Phòng các quân khu, các chiến trường K, C, Phòng các quân chủng, binh chủng, quân đoàn, Phòng các cơ quan tổng cục, học viện, nhà trường. Biên chế cơ quan UBKT: 30 người (28 sỹ quan, 2 hạ sỹ quan), liên lạc, công vụ theo quy định chung.
- Cơ quan giúp việc UBKT các đơn vị: Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn (tương đương) có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất giúp UBKT, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của UBKT thuộc đảng bộ. Về nhiệm vụ Nghiên cứu, tổ chức quản lý tình hình chấp hành kỷ luật của các tổ chức đảng và đảng viên, đề đạt nhiệm vụ, kế hoạch công tác kiểm tra hàng tháng, hàng quý, chuẩn bị nội dung các kỳ sinh hoạt của UBKT. Giúp UBKT tiến hành kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ của UBKT theo Điều lệ Đảng quy định, chỉ đạo hoạt động, xây dựng nền nếp công tác ở cơ sở. Giúp UBKT xác minh, kết luận các vụ khiếu nại, tố cáo, kỷ luật của đảng viên thuộc quyền cấp ủy và UBKT phải xét xử. Nghiên cứu, sơ kết kinh nghiệm công tác kiểm tra, xây dựng nền nếp công tác kiểm tra trong đảng bộ. Theo chế độ phải báo cáo lên cơ quan kiểm tra cấp trên.
Về tổ chức: Văn phòng UBKT có Chánh Văn phòng và trợ lý kiểm tra. Các quân khu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật có 7 cán bộ. Quân khu Thủ đô, Đặc khu Quảng ninh, các quân chủng Hải quân, Phòng không, Không quân, Đoàn 678 có 5 cán bộ. Bộ Tổng Tham mưu, các quân đoàn và tương đương, Binh chủng Công binh, Binh chung Thông tin có 3 cán bộ.
- Trợ lý giúp việc UBKT: Những đơn vị biên chế từ 1-2 cán bộ gọi là Trợ lý kiểm tra có nhiệm vụ giúp UBKT tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ Đảng quy định.
Để thống nhất về tổ chức và hoạt động của UBKT các cấp, ngày 13/10/1979, Thường vụ QUTW ban hành Quy định số 352 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của UBKT các cấp trong Đảng bộ Quân đội. Về tổ chức Nguyên tắc tổ chức là từ QUTW đến đảng ủy cơ sở Lữ đoàn, Trung đoàn và tương đương, đảng ủy cơ sở ba cấp đều tổ chức UBKT. Những tổ chức cơ sở không cử UBKT, thì đảng ủy phân công một ủy viên giúp theo dõi vấn đề thi hành kỷ luật Đảng viên, giải quyết thư tố cáo và khiếu nại về thi hành kỷ luật đối với đảng viên. Các đảng ủy bộ phận và chi ủy trong Đảng bộ cơ sở, thì tập thể đảng ủy làm công tác kiểm tra, bí thư phụ trách trước đảng ủy. Cơ cấu tổ chức: Cấp Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng (tương đương) có 5-9 ủy viên, Quân chủng, Sư đoàn và cấp trên của các tổ chức cơ sở có 5-7 ủy viên và cấp cơ sở có từ 3-5 ủy viên, Trưởng ban kiểm tra của mỗi cấp do Phó Bí thư hoặc ủy viên thường vụ đảng ủy cấp đó đảm nhiệm. UBKT cấp Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng (tương đương) có ủy viên chuyên trách. Đây là sự phát triển về tổ chức của Ngành Kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Quân đội.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra trong Đảng bộ Quân đội, ngày 20/12/1980, UBKT QUTW ban hành Nghị quyết số 649 về nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc, chế độ làm việc của bộ phận Thường trực UBKT QUTW. Bộ phận Thường trực của UBKT QUTW gồm 6 đồng chí: Đồng chí Chu Huy Mân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư QUTW, Chủ nhiệm TCCT làm Trưởng ban, đồng chí Đặng Vũ Hiệp, 1 viên dự khuyết Trung trong Đảng, Phó Chủ nhiệm TCCT và 2 đồng chí Nguyễn Xuân Mậu, Lê Văn Trởng làm Phó ban.
Tiếp tục kiện toàn UBKT QUTW đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 05/01/1981, theo đề nghị của QUTW, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 1347 chuẩn y UBKT QUTW nhiệm kỳ 1981-1985 gồm 11 đồng chí Đồng chí Chu Huy Mân làm Trưởng ban; 3 đồng chí Đặng Vũ Hiệp, Lê Văn Tưởng và Nguyễn Xuân Mậu làm Phó trưởng ban.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V khẳng định: “Công tác kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng”. “Lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo”. Ngày 15/12/1982, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07 về việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, bỏ hệ thống cấp uỷ đảng từ QUTW đến cấp trên cơ sở (Sư đoàn). Cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội là cơ quan lãnh đạo về Đảng, UBKT Đảng trong Quân đội được thành lập ở cơ quan chính trị các cấp, chịu sự lãnh đạo của cơ quan chính trị cùng cấp và sự chỉ đạo của UBKT Đảng cấp trên. UBKT Đảng thuộc TCCT gồm 9 đồng chí do đồng chí Nguyễn Xuân Mậu làm Trưởng ban Kiểm tra Đảng. Nhiệm vụ của UBKT các cấp vẫn giữ nguyên như quy định của Điều lệ Đảng, riêng việc thi hành kỷ luật chính quyền thuộc quyền hạn của Hội đồng Quân sự, nên UBKT không phải giúp người chỉ huy xem xét kỷ luật chính quyền.
Ngày 04/7/1985, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 27 về việc Tiếp tục kiện toàn cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với QĐNDVN và sự nghiệp quốc phòng. UBKT ĐUQSTW được Ban Bí thư chuẩn y gồm 9 đồng chí do đồng chí Đặng Vũ Hiệp làm Chủ nhiệm, đồng chí Nguyễn Xuân Mậu là Phó Chủ nhiệm UBKT.
3. Công tác kiểm tra trong sự nghiệp đổi mới của Đảng
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đại hội đã chỉ rõ: “Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”. Cùng với sự đổi mới của Đảng, công tác kiểm tra của Đảng cũng có sự đổi mới. Đại hội khẳng định "Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng, là một khâu quan trọng trong tổ chức thực hiện. Đó cũng là biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu. Mọi tổ chức, từ cơ quan của Đảng, Nhà nước đến toàn thể quần chúng, mọi lĩnh vực hoạt động từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, không có ngoại lệ, đều phải đặt dưới sự kiểm tra của tổ chức đảng có thẩm quyền.”
Theo quy định của Điều lệ Đảng, nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp có đổi mới là “Kiểm tra đảng viên (kể cả cấp uỷ viên cùng cấp) chấp hành Điều lệ Đảng, nhằm vào việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, chấp hành kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước, tư cách đảng viên” (từ Đại hội V về trước là kiểm tra những đảng viên vi phạm). Thực hiện nhiệm vụ này, nội dung, đối tượng kiểm tra rộng hơn, UBKT các cấp kiểm tra mọi đảng viên trong đảng bộ, kể cả có dấu hiệu vi phạm và không có dấu hiệu vi phạm; khi kiểm tra phải kết luận là chấp hành tốt, chưa tốt hay vi phạm (nếu có). ĐUQSTW giao cho UBKT các cấp nhiệm vụ “Giúp cấp ủy xem xét, kiến nghị người chỉ huy xử lý các vụ vi phạm kỷ luật, khiếu nại của sỹ quan, QNCN, VCQP có mức lương tương đương sĩ quan là người ngoài Đảng”.
Nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ VI, UBKT ĐUQSTW gồm 8 đồng chí (3 ủy viên kiêm chức và 5 ủy viên chuyên trách) do đồng chí Nguyễn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ ĐUQSTW, Chủ Nhiệm TCCT làm Chủ nhiệm, đồng chí Nguyễn Xuân Mậu là Phó Chủ nhiệm UBKT.
Để tiếp tục kiện toàn Cơ quan UBKT ĐUQSTW, ngày 08/01/1987, Thường vụ ĐUQSTW ra Nghị quyết số 04 thành lập lại Văn phòng UBKT ĐUQSTW Theo Nghị quyết trên, Văn phòng UBKT ĐUQSTW là cơ quan giúp UBKT ĐUQSTW thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức của Văn phòng gồm ba phòng nghiệp vụ theo dõi công tác kiểm tra Đảng các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng và các cơ quan, học viện, nhà trường.
Thực hiện quy định của Điều lệ Đảng và Quy định 12 (30.7.1987) của Ban Bí thư Trung ương, ngày 12/12/1987, ĐUQSTW ban hành Quy định số 366 về tổ chức và hoạt động của UBKT Đảng ủy các cấp trong QĐNDVN So với những quy định trước, Quy định số 366 đã xác định rõ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc làm việc, tổ chức, biên chế cơ quan UBKT các cấp trong Quân đội (trước đó là Văn phòng UBKT). Cơ quan UBKT các quân khu, quân chủng, các cơ quan Bộ Quốc phòng có tập thể Thường trực UBKT gồm 3 đồng chí ủy viên chuyên trách, tạo điều kiện cho UBKT hoạt động có hiệu quả.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đổi mới. Công tác kiểm tra được Đại hội xác định: “Tăng quyền hạn của UBKT các cấp, chú trọng kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kiểm tra tư cách đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp, xem xét và xử lý kỷ luật đảng viên và tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng”. Nhiệm vụ của UBKT các cấp của Điều lệ Đảng tiếp tục có sự đổi mới, bổ sung thêm là: “Kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của Đảng viên, kiểm tra việc chấp hành quy chế làm việc của cấp uỷ cấp dưới, giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng cấp dưới. Chuẩn y việc thi hành kỷ luật khai trừ đảng viên do chi bộ và đảng uỷ cơ sở đề nghị”. Những nhiệm vụ này trước đó thuộc quyền kiểm tra, giải quyết của cấp ủy.
UBKT ĐUQSTW nhiệm kỳ này được bầu 9 uỷ viên (4 chuyên trách, 5 kiêm chức) do đồng chí Lê Khả Phiêu, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ ĐUQSTW, Chủ Nhiệm TCCT làm Chủ Nhiệm, đồng chí Đặng Hòa, tiếp đến đồng chí Đỗ Bằng Quyền làm Phó Chủ nhiệm. Các quân khu, quân chủng, cơ quan Bộ Quốc phòng bầu 9 ủy viên UBKT, trong đó có 3 đồng chí ủy viên chuyên trách, thường trực Ủy ban Các UBKT cơ sở và trên cơ sở có 5- 7 ủy viên, có 1- 2 ủy viên chuyên trách, các đồng chí Phó chủ nhiệm UBKT đều là cán bộ chuyên trách. Để thực hiện những nhiệm vụ công tác kiểm tra do Điều lệ Đảng quy định, ngày 30/12/1991, Thường vụ Đảng uỷ QSTW ban hành Chỉ thị 195 về việc “Kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới” nhằm định hướng các hoạt động công tác kiểm tra trong Đảng bộ Quân đội, kiện toàn hệ thống UBKT, biên chế cơ quan UBKT các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới.
Chấp hành chỉ thị số 15 (20.11.1992) của Bộ Chính trị, Chỉ thị 43 của Thường vụ ĐUQSTW về các biện pháp chống tham nhũng, buôn lậu, ngày 24/3/1993, UBKT ĐUQSTW ban hành Hướng dẫn số 133 về công tác kiểm tra tham gia đấu tranh chống tệ tham nhũng, buôn lậu trong Quân đội Ngày 25/12/1993, ĐUQSTW ban hành Quy định số 132 về thẩm quyền thi hành kỷ luật Đảng, kỷ luật Quân đội của cấp ủy và UBKT các cấp trong Quân đội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã tổng kết 10 năm đổi mới, khẳng định tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH. Về công tác kiểm tra, Đại hội khẳng định: “Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Kiểm tra và giữ gìn kỷ luật của Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng”. Về nhiệm vụ kiểm tra, Chương VII của Điều lệ Đảng định hướng rõ: “Công tác kiểm tra của Đảng và UBKT các cấp”, Điều 30 quy định trách nhiệm kiểm tra của cấp ủy các cấp: Một là lãnh đạo công tác kiểm tra, hai là trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Nhiệm vụ của UBKT các cấp có sự thay đổi từ kiểm tra chấp hành đối với đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới sang kiểm tra “khi có dấu hiệu vi phạm”.
Nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ VIII, UBKT ĐUQSTW có 9 đồng chí (4 đồng chí chuyên trách và 5 đồng chí kiêm chức), do đồng chí Phạm Thanh Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ ĐUQSTW, Chủ nhiệm TCCT làm Chủ Nhiệm, đồng chí Đỗ Bằng Quyền là Phó Chủ nhiệm.
Ngày 26/10/1996 Thường vụ ĐUQSTW ban hành Nghị quyết số 177 về "Thực hiện công tác kiểm tra và hoạt động của UBKT các cấp theo quy định của Đại hội VIII trong Đảng bộ Quân đội". Thực hiện Chỉ thị số 29 của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác kiểm tra của Đảng”, Thường vụ ĐUQSTW ban hành Chỉ thị số 76 về “Tăng cường công tác kiểm tra Đảng trong Đảng bộ Quân đội”. Quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, UBKT ĐUQSTW ban hành Hướng dẫn số 98 để UBKT các cấp tổ chức thực hiện.
Thực hiện Quyết định của BCHTW Đảng (khóa VIII) về ban hành Quy chế phối hợp giữa UBKT Trung ương với ĐUQSTW trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng, UBKT ĐUQSTW đã hướng dẫn, chỉ đạo UBKT các quân khu, Bộ đội Biên phòng triển khai thực hiện tốt việc phối hợp với UBKT các tỉnh, thành ủy tiến hành kiểm tra đối với đảng ủy quân sự tỉnh, thành, trong nhiệm kỳ 100% đảng ủy quân sự các tỉnh, thành đều được kiểm tra. Hàng năm, giữa nhiệm kỳ, UBKT các quân khu tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm công tác kiểm tra ở đảng ủy quân sự với UBKT tỉnh, thành ủy trên địa bàn, xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp hoạt động công tác kiểm tra.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhìn lại chặng đường 71 năm cách mạng Việt Nam, đi sâu tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện Chiến lược kinh tế - xã hội. Điều lệ Đảng được Đại hội thông qua, về công tác kiểm tra và UBKT các cấp, khen thưởng và kỷ luật vẫn cơ bản như Điều lệ Đại hội VIII. Sau khi kiện toàn ĐBQSTW, ngày 26/5/2001, trong phiên họp đầu tiên, ĐUQSTW đã bầu UBKT ĐUQSTW và đã được Ban Bí thư chuẩn y gồm 9 đồng chí (5 ủy viên chuyên trách và 4 uỷ viên kiêm chức) do đồng chí Lê Văn Dũng, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ ĐUQSTW, Chủ Nhiệm TCCT làm Chủ nhiệm; đồng chí Bùi Sĩ Vui làm Phó Chủ nhiệm.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác kiểm tra nhiệm kỳ Đại hội Đảng IX trong Đảng bộ Quân đội (05.12.2005), Đại tướng Phạm Văn Trà, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư ĐUQSTW, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tới dự và phát biểu: “Nhiệm kỳ qua cấp ủy, UBKT các cấp đã quán triệt thực hiện nghiêm túc quy định của Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Quyết định số 10 của Ban Bí thư, Hướng dẫn của UBKT Trung ương và các nghị quyết, chỉ thị của Thường vụ ĐUQSTW về công tác kiểm tra, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tốt việc quán triệt học tập các nội dung về công tác kiểm tra, tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng và cán bộ, đảng viên đối với công tác kiểm tra của Đảng. Công tác kiểm tra của cấp ủy các cấp có nhiều tiến bộ. Các chi bộ, đảng bộ cơ bản thực hiện đúng chỉ tiêu kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng theo Nghị quyết 231 của Thường vụ ĐUQSTW. Nội dung các cuộc kiểm tra đã tập trung vào những vấn đề cơ bản do Điều lệ Đảng quy định, gắn với yêu cầu mới về tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng trong Đảng bộ Quân đội. Đồng thời hoàn thành các chương trình, kế hoạch kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương. Nhìn chung chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra ngày càng tốt hơn. Qua kiểm tra đã phát hiện chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót khuyết điểm trong chấp hành và thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, góp phần quan trọng vào việc giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, củng cố và tăng cường đoàn kết nội bộ, giải quyết tốt hơn các mối quan hệ giữa lãnh đạo và chỉ huy, đảng viên và quần chúng, cấp trên với cấp dưới, kết hợp xây dựng đội ngũ đảng viên với xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng cấp uỷ viên với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì, xây dựng tổ chức đảng TSVM; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong Đảng bộ... Đã chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra đã kịp thời chỉ ra những yếu kém tiêu cực của đảng viên và tổ chức đảng, làm rõ những sai phạm nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi đơn vị; có tác dụng giáo dục, ngăn chặn những biểu hiện vi phạm kỷ luật đảng, kỷ luật Quân đội, giữ vững bản chất cách mạng của Quân đội. Với kết quả đó đã thiết thực góp phần vào công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng trong Đảng bộ”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phấn đấu đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển và vươn lên trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chúng ta nhất định làm hết sức mình cho việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện bằng được mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để thực hiện được mục tiêu đó, Đại hội đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp: “tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với nhận thức và yêu cầu mới: Công tác kiểm tra, giám sát phải góp phần phát hiện và khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót khi mới manh nha… Bổ sung chức năng giám sát, tăng thẩm quyền và trách nhiệm xem xét kỷ luật của cấp ủy và UBKT các cấp”. Ngày 30/7/2007, Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá X đã ban hành Nghị quyết số 14 về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”. Đây là Nghị quyết mang dấu ấn quan trọng thể hiện quan điểm của Đảng “Kiểm tra, giám sát là nội dung quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ đường thường xuyên của Đảng. Trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy do cấp ủy trực tiếp tiến hành”. Từ ngày thành lập Đảng, đến nay, lần đầu tiên Đảng ta đã ban hành một nghị quyết chuyên đề về công tác kiểm tra, giám sát, điều đó khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát.
UBKT ĐUQSTW nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ X gồm 2 đồng chí (5 ủy viên chuyên trách, 4 uỷ viên kiêm chức), đồng chí Lê Văn Dũng - Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ ĐƯQSTW, Chủ Nhiệm TCCT làm Chủ Nhiệm; đồng chí Bùi Sĩ Vui, sau đó là đồng chí Trần Văn Đạt làm Phó Chủ nhiệm
Ngày 17/5/2010 Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Kết luận số 72 về “Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020" Khẳng định: “Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo các hệ thống chính trị trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cũng có những nguy cơ, thách thức. Các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, cùng với những hạn chế, yếu kém trong quản lý kinh tế xã hội và công tác xây dựng Đảng là những tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về chính trị. Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, Cơ cấu tổ chức đảng và đảng viên, nhiều vấn đề mới, phức tạp về trật tự an toàn xã hội, văn hóa, đạo đức, lối sống nảy sinh, kể cả trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức Đội ngũ cán bộ được tôi luyện, trưởng thành trong kháng chiến do tuổi Cao sẽ không tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, đội ngũ lãnh đạo, quản lý mới được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên môn cao, nhiều người được đào tạo ở nước ngoài, thích ứng với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, song cần chú ý nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống để bảo đảm sự kế thừa và phát triển. Đó là sự cần thiết phải xây dựng Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
UBKT QUTW nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XI gồm 13 đồng chí có 8 ủy viên chuyên trách (gồm 4 Phó Chủ nhiệm trong đó có 1 Phó Chủ nhiệm Thường trực và 4 ủy viên chuyên trách) và 5 Ủy viên kiêm chức (1 đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Ủy viên QUTW, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Cán bộ, Cục trưởng Cục Tổ chức). Đồng chí Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ Nhiệm TCCT giữ chức Chủ Nhiệm, đồng chí Nguyễn Cộng Hòa, sau đó là đồng chí Nguyễn Xuân Nghi làm Phó Chủ nhiệm Thường trực.
Thực hiện chương trình làm việc của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, ngày 16/9/2015, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư QUTW, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến thăm và làm việc với Cơ quan UBKT QUTW Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá cao vai trò của UBKT QUTW đã chủ động tham mưu đề xuất, xem xét giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm kỷ luật theo thẩm quyền, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình. Trong thời gian tiếp theo, UBKT QUTW cần tiếp tục chủ động nghiên cứu, dự báo đúng tình hình, chủ động tham mưu cho Thường vụ QUTW và QUTW lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng, chặt chẽ, trong đó lấy phòng ngừa là chính.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đánh giá cụ thể về công tác kiểm tra, giám sát: Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được tăng cường, có hiệu lực, hiệu quả hơn, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng". Về nhiệm vụ, giải pháp, Đại hội XII của Đảng xác định: "Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng về công tác kiểm tra, giám sát".
Thực hiện Quy chế làm việc của BCHTW Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, căn cứ kết quả bầu cử UBKT và các chức danh Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm UBKTQUTW nhiệm kỳ 2015-2020, ngày 05/9/2016, BCHTW Đảng ban hành Quyết định số 354 về việc chuẩn y UBKT, Chủ Nhiệm, Phó Chủ nhiệm UBKT QUTW nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 11 đồng chí Đồng chí Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ QUTW, Chủ Nhiệm TCCT QĐNDVN giữ chức Chủ Nhiệm UBKT QUTW, đồng chí Lương Đình Hồng, tiếp đến là các đồng chí Tạ Nhân, đồng chí Phạm Đức Duyên, đồng hí Lê Ngọc Nam làm Phó Chủ nhiệm Thường trực.
Đại hội XIII đánh giá toàn diện về công tác kiểm tra, giám sát: Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được tăng cường, có nhiều đổi mới, đạt kết quả quan trọng, chất lượng hiệu lực, hiệu quả được nâng lên. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cấp ủy, UBKT các cấp được đẩy mạnh, đạt kết quả khá toàn diện, nhất là ở cấp Trung ương". Điểm mới là, Đại hội XII đánh giá cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nhờ có đổi mới. Đây là điều rất đáng ghi nhận vì từ sau Đại hội XII, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, những vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên được xử lý nghiêm minh, không có "ngoại lệ", không có "vùng cấm". Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được tăng cường không chỉ có tác dụng giáo dục những cá nhân, tổ chức có vi phạm mà còn "có tác dụng cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa sai phạm đối với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên".
Về nhiệm vụ, giải pháp, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ "Tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của toàn Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng".
UBKT QUTW nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII gồm 10 đồng chí. Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm TCCT giữ chức Chủ Nhiệm UBKT QUTW; đồng chí Lê Ngọc Nam, đồng chí Trần Văn Vương giữ chức Phó Chủ nhiệm UBKT QUTW nhiệm kỳ 2020-2025.
4. Những thành tựu và bài học cơ bản.
4.1. Những thành tựu cơ bản
- Thường xuyên chủ động làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với QUTW, UBKT QUTW trong việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác kiểm tra, giám sát phù hợp với quy định của Điều lệ Đảng và tình hình thực tiễn của Đảng bộ Quân đội qua từng giai đoạn cách mạng cụ thể.
- Giúp QUTW, UBKT QUTW trong việc hướng dẫn cấp ủy, UBKT các cấp quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối về công tác kiểm tra, giám sát.
- Trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của QUTW, cấp ủy, Cơ quan UBKT các cấp đã chủ động cụ thể hóa thành nội dung, chương trình hành động thực hiện công tác kiểm tra của cấp ủy, UBKT các cấp với trọng tâm là đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng,
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, “tự chuyển hoá" trong nội bộ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, qua đó xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức
- Quán triệt sâu sắc tinh thần quốc tế vô sản, thực hiện tốt nhiệm vụ quốc tế mà QUTW, UBKT QUTW giao cho.
4.2. Những bài học cơ bản
Một là, quán triệt sâu sắc chủ trương đường lối của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân y Trung ương trong suốt quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra.
Hai là, thường xuyên bồi dưỡng, tổ chức rút kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, không ngừng nâng cao trình độ năng lực công tác chuyên môn.
Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác kiểm tra, giám sát, thường xuyên nắm chắc phương pháp, quy trình công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và vận dụng linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ
Bốn là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và phát huy trách nhiệm của quần chúng tạo thành sức mạnh tổng hợp trong suốt quá trình tiến hành công tác kiểm tra, giám sát
Năm là, thường xuyên xây dựng Ủy ban Kiểm tra, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra các cấp vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức,
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, UBKT các cấp trong Đảng bộ Quân đội từ chỗ chưa hoàn thiện, đến ngày càng hoàn thiện và phát triển thành hệ thống dọc từ UBKT QUTW đến UBKT các Tổng cục, Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Quân đoàn, Học viện, Nhà trường, Sư đoàn, Lữ đoàn, Trung đoàn... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác kiểm tra của Đảng bộ Quân đội qua từng thời kỳ.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng là cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt, phức tạp giữa cái đúng với cái sai, tiến bộ với lạc hậu, tích cực với tiêu cực trong nội bộ Đảng, do vậy, trong từng nhiệm kỳ, từng giai đoạn cách mạng, cấp ủy, UBKT, Cơ quan UBKT các cấp đã chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ kiểm tra đủ về số lượng, có chất lượng cao để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có phẩm chất chính trị tốt, công tâm, trong sạch, đủ năng lực, kể cả năng lực kiểm tra, giám sát việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng. Coi trọng làm tốt công tác giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát đáng trong Đảng bộ Quân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, kỹ năng nghiệp vụ nhuần nhuyễn, chuyên sâu về đường lối, quan điểm, pháp luật, kinh tế, nghiệp vụ và phương pháp công tác, cầu thị, khoa học, thận trọng, có quyết tâm chính trị cao, nhân văn, trách nhiệm, hiệu quả.
Trong suốt quá trình xây dựng, hoạt động và trưởng thành, cán bộ, nhân viên Cơ quan UBKT QUTW và đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra các cấp đã nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu, học tập, nắm vững đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, QUTW, thường xuyên bám sát các nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ trong từng thời kỳ để tiến hành các hoạt động công tác kiểm tra, giám sát. Ngành Kiểm tra trong Quân đội luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tụy với nhiệm vụ, trung thực, liêm khiết, đoàn kết, kỷ luật, khắc phục khó khăn thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát. Ngành kiểm tra trong Quân đội đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, nhiều cán bộ kiểm tra, cơ quan UBKT các cấp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội tặng nhiều phần thưởng cao quý Trong dịp kỷ niệm 40 năm thành lập QĐNDVN (1984), Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng Cơ quan UBKT ĐUQSTW Huân chương Quân công hạng Nhì, Tổng kết 15 năm đổi mới (2001) Cơ quan UBKT ĐUQSTW được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống (2011) Cơ quan UBKT ĐUQSTW được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì; tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống, hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống (2021) Cơ quan UBKT QUTW được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì và nhiều Bằng khen, giấy khen, Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Với những thành tích cống hiến xây dựng Ngành kiểm tra, hàng ngàn cán bộ được tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Kiểm tra của Đảng. Đây là những phần thưởng cao quý và xứng đáng đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác kiểm tra, giám sát trong Quân đội.
Hiện nay, nước ta đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới với nhiều thời cơ thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, phát triển đất nước đang chuyển sang giai đoạn mới, yêu cầu cao hơn, ngày càng đi vào chiều sâu, khó khăn, phức tạp hơn so với trước. Bối cảnh trong nước, quốc tế đã có nhiều thay đổi, đang diễn biến nhanh chóng, khó lường. Công tác kiểm tra của Đảng đứng trước những khó khăn, thách thức Các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm”, “bệnh thành tích", “tư duy nhiệm kỳ”, “lạm quyền”, “lộng quyền”, vi phạm nguyên tắc tổ chức đảng đang còn nghiêm trọng. Đối với Quân đội, Đại hội XIII của Đảng xác định phương hướng, mục tiêu xây dựng Quân đội trong những năm tới: “Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh. Đến năm 2030 xây dựng một số quân chủng, binh chủng, lực lượng hiện đại. Phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân hiện đại, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, bảo đảm chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống”. Nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian tới hết sức nặng nề. Cán bộ kiểm tra luôn phải đối mặt, đấu tranh với những sai phạm, tiêu cực của đồng chí, đồng đội và cả những người luôn phải đấu tranh với chính mình để không phạm phải cám dỗ đời thường. Do vậy, công tác kiểm tra, sát, kỷ luật Đảng cần phải được tiến hành mạnh mẽ, thường xuyên, liên tục, hiệu quả cao hơn nữa, không tự thỏa mãn, bằng lòng với kết quả đã đạt được. Cấp ủy, UBKT các cấp nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn nữa về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT QUTW và UBKT các cấp. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng và chặt chẽ, trong đó lấy cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn là chính, phải giữ vững các nguyên tắc của Đảng, thực hiện đúng phương châm “Chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả”. Mỗi cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Ngành Kiểm tra Đảng trong Quân đội không ngừng phát huy, tô đậm truyền thống “Trung thành vô hạn, giữ vững tính Đảng, công minh, chính xác”, không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, kiến thức, luôn phấn đấu, rèn luyện tác phong công tác, không kiêu ngạo, không say sưa với thành tích, tâm huyết, kiên quyết và trách nhiệm cao trong nghề nghiệp, phải thực sự gương mẫu trong cuộc sống và công tác, thực sự công tâm, khách quan, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân và nhiệm vụ xây dựng Quân đội lên trên hết, trước hết. Phải là những “Bao công” trong thời đại mới. Cấp ủy, UBKT các cấp phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, có phẩm chất đạo đức trong sáng, trong sạch, chí công, vô tư, có dũng khí đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai trái, tiêu cực. Cán bộ kiểm tra phải là những chiến sĩ kiên cường, có bản lĩnh, nắm chắc cơ chế, chính sách, Điều lệ Đảng, các quy chế, quy định của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng trong Quân đội, góp phần cho Quân đội hoàn thành tốt trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Tổng hợp: Thượng tá: LÊ VĂN HÙNG
Đảng ủy viên Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Quân sự tỉnh
Bạn vui lòng đăng nhập tại đây để gửi bình luận.