• :
  • :
LLVT THỪA THIÊN HUẾ ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - LLVT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỰC HIỆN TỐT CUỘC VẬN ĐỘNG " PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, CỐNG HIẾN TÀI NĂNG, XỨNG DANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ"
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trên 38.700m3 đất sân bay A So được xử lý dioxin

Vùng rốn da cam là cái tên mà nhiều người đã quan gọi khi nhắc tới khu vực sân bay A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chỉ riêng xã Đông Sơn đã có hàng chục nạn nhân nhiễm chất độc da cam, đất đai nhiễm độc nên cây trồng, vật nuôi cũng bị ảnh hưởng. Từ khi Bộ Quốc phòng khởi công dự án xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So, người dân nơi đây vừa mừng, vừa mong ngóng A So sẽ khác, sẽ vui hơn khi chất độc trên vùng đất này sớm được tẩy sạch.

Hàn lớp vật liệu cách ly chống thấm

Dự án xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện từ năm 2020 đến nay đã thực hiện xử lý xong 05 luống đất nhiễm chất độc dioxin bằng phương pháp chôn lấp cô lập và thực hiện xong xử lý 01 luống bằng phương pháp phân huỷ sinh học (tổng khối lượng 38.718 m3 đất nhiễm, trong đó xử lý sinh học: 6.500m3, xử lý chôn lấp cô lập: 32.218 m3; tổng diện tích: 9,35ha; hiện nay đã tiến hành hoàn thổ và trồng cây trên diện tích đất khu B (5,23ha), san mặt bằng hố chôn dự án tại khu A của dự án theo đúng tiến độ đề ra và bàn giao đất sạch cho địa phương.

Rải lớp vật liệu hấp thụ

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hiếu, Trợ lý phòng công nghệ xử lý môi trường - Viện Hóa học môi trường Quân sự, Binh Chủng Hóa học cho biết: Dioxin là một trong những chất cực độc mà tồn lưu sau chiến tranh, do đó quá trình xử lí chất độc tồn lưu này chúng tôi phải tuân thủ rất đúng các nguyên tắc an toàn, tất cả các đồng chí tham gia công tác xử lí trước hết đều phải được huấn luyện nghiêm ngặt về công tác đảm bảo an toàn cũng như mang mặc bảo hộ lao động đáp ứng tất cả các quy chuẩn mà khi làm việc đối với chất độc hại. Đối với môi trường bên ngoài thì chúng tôi cũng làm tất cả các biện pháp để ngăn ngừa việc phát tán của chất độc cũng như trong bụi khí ra bên ngoài như sử dụng tất cả các hệ thống tường bao xung quanh và dùng hệ thống tiêu tẩy khử khuẩn chuyên dụng để phun hơi nước đảm bảo cho quá trình xử lí không phát tán bụi ra môi trường bên ngoài.

Quang cảnh hố chôn lấp cô lập

Dioxin là một hóa chất vô cùng nguy hiểm đối với con người và môi trường. Sau khi nhận nhiệm vụ trực tiếp vào xử lí chất độc tại sân bay A So, A Lưới thì cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Hóa học không quản ngại khó khăn, gian khổ, độc hại làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục mọi khó khăn do thời tiết nắng, mưa; làm cả ngày, lẫn đêm để sớm hoàn thành nhiệm vụ.

Xử lý tiêu độc

Thiếu tá Nguyễn Phượng Minh, Phó Trưởng phòng sinh học - Viện Hóa học môi trường Quân sự, Binh chủng Hóa học cho biết thêm: Chúng tôi xử lí chất nhiễm dioxin tại sân bay A So thì chúng tôi kết hợp hai phương pháp xử lí, thứ nhất là xử lí bằng phương pháp chôn lấp cô lập tích cực và phương pháp thứ hai là sử dụng phương pháp sinh học vào để xử lí đất nhiễm. Cái ưu điểm của phương pháp xử lí sinh học là sẽ xử lí được triệt để  nồng độ dioxin ở trong đất, phục hồi môi trường tốt hơn so với các phương pháp khác.

Cán bộ, chiến sĩ làm cả ngày, lẫn đêm

Việc triển khai dự án xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So, A Lưới tiếp tục khẳng định nổ lực của Chính phủ, Bộ Quốc phòng trong công tác khắc phục hậu quả chiến tranh, nhằm trả lại màu xanh cho vùng đất này. Đến thời điểm này, luống thứ 6, tức là luống cuối cùng của dự án xử lý theo quy trình sinh học do Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chuyển giao cho Binh chủng Hóa học cũng đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Chôn lấp đất nhiễm xuống hố cô lập

Ông Hồ Văn Tôi, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Trong quá trình đơn vị thi công ở đây thì trên cương vị lãnh đạo địa phương tôi cũng rất là ghi nhận sự nổ lực của anh em, tuy khí hậu thời tiết thất thường khắc nghiệt sáng nắng, chiều mưa, tối lạnh, nhưng so với tiến độ, so với kế hoạch đề ra đạt tiến độ. Đặc biệt là trong năm 2023 mặc dù thời tiết cũng khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ tranh thủ làm cả ngày, cả đêm nên đến thời điểm này dự án đã hoàn thành đúng theo tiến độ.

Xe đặc chủng tiêu tẩy bụi phát tán ra môi trường

Xử lý triệt để ô nhiễm chất độc hóa học tại sân bay A So, A Lưới là mong ước nhiều năm nay của những người dân nơi đây. Dự án xử lý đất nhiễm dioxin hoàn thành là cơ hội mới cho cuộc sống bà con nhân dân nơi đây cũng như phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh của địa phương sẽ được mở ra./.

 

                                                                                  

Bài, ảnh Trần Tình

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thống kê truy cập
Hôm nay : 488
Hôm qua : 986
Tháng 05 : 18.518
Tháng trước : 27.166
Năm 2024 : 117.062
Năm trước : 319.267
Tổng số : 1.191.451